SỬ DỤNG FORMALDEHYDE TRONG VẢI

Formaldehyde trong vải là nỗi lo lắng hàng đầu của người tiêu dùng. Sở dĩ người dùng quan tâm vấn đề này vì Formaldehyde là một chất gây độc cho cơ thế. Nhất là khi tiếp xúc với lượng lớn trong thời gian dài sẽ dẫn đến khả năng gây ung thư cho người dùng.

Do đó mối lưu tâm này là có căn cứ và hết sức quan trọng trong đời sống, Vậy ảnh hưởng của nó như thế nào đến sức khỏe hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau.

1. Formaldehyde Là Gì ?

Formaldehyde là một hợp chất hữu cơ, có công thức hóa học là HCHO. Hợp chất này còn được gọi bằng những tên gọi khác như formol,methyl aldehyde, methylene oxide… Là một chất dễ bay hơi, có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện bình thường, không màu, mùi hăng khó ngửi, tan nhiều trong nước…

Formaldehyde Trong Khói Thuốc

Nếu quan tâm sản phẩm Formol bạn có thể tham khảo tại Formaldehyde Tinh Khiết

2. Trong tự nhiên Formaldehyde Có Ở Đâu

Trong tự nhiên, Formaldehyde có sẵn trong một số thực phẩm với hàm lượng vừa phải. Nó cũng tồn tại khói động cơ, khói thuốc lá, khói đốt gỗ, dầu và khí hóa lỏng… Bên cạnh đó Formaldehyde còn xuất hiện trong các sản phẩm đã qua chế biến như sơn và dầu bóng, gỗ ép, keo, vải, chất chống cháy…

3. Vì Sao Formaldehyde Xuất Hiện Trong Vải

Sở dĩ Formaldehyde có trong vài là do các công đoạn in, nhuộm và thành phẩm. Người ta cần dùng hóa chất này nhằm giữ màu và tạo liên kết ngang để chống nhăn trong khâu thành phẩm. Ngoài chống nhăn hóa chất này còn giúp chống nấm mốc cho các sản phẩm vải. Đặc biệt là các sản phẩm được dệt từ sợi thiên nhiên như cotton và tơ tằm…

Bên cạnh đó Formaldehyde cũng được sử dụng trong các quá trình chống co vải và quá trình finishing để mang lại tính thẩm mỹ cho hàng dệt may như chống mài mòn, chống nhàu, chống sờn, …

4. Hàm Lượng Formaldehyde Trong Vải Ngưỡng Bao Nhiêu Được Cho Là An Toàn

  • Mức giới hạn Formaldehyde trong vải ở mỗi nước là khác nhau. Quốc gia được cho là giới hạn nghiêm ngặt nhất cho lượng Formal có trong vải là Nhật Bản. Với hàm lượng không được vượt quá 75 ppm đối với vải tiếp xúc trực tiếp với da.
  • Riêng Liên Minh Châu Âu thì cho rằng hàm lượng Formaldehyde có trong vải nhỏ hơn 10 ppm thì coi như không có. Từ 10 ppm đến 20 ppm thì được xem như có hàm lượng Formaldehyde trong vải nhưng để định lượng được hàm lượng thì phải trên 20 ppm. Từ đó ngưỡng cho phép của Châu Âu dành cho hàm lượng của Formaldehyde trong vải là bằng hoặc nhỏ hơn 30 ppm.
  • Các quốc gia khác thì dựa theo tiêu chuẩn ISO 14184-1998 hoặc tiêu chuẩn JIS L1041-2000 để xác định hàm lượng Formaldehyde có trong vải. Hai tiêu chuẩn này quy định hàm lượng dưới 20 ppm thì coi như không tồn tại và chỉ quan tâm các sản phẩm có chứa hàm lượng Formaldehyde từ 20 pp trở lên, cụ thể là 20 ppm – 3500ppm
Formaldehyde Trong Vải
Formaldehyde Trong Vải

5. Ảnh Hưởng Của Formaldehyde Đến Sức Khỏe Con Người

Khi tiếp xúc với Formaldehyde thời gian ngắn sẽ gây ra một số triệu chứng cấp tính như cay mắt, đỏ mắt, kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản… Ngoài ra khi tiếp xúc lâu ngày với hóa chất này hoặc vô tình để chúng ngắm vào cơ thể sẽ có nguy cơ bệnh ung thư cao.

Đối với phụ nữ có thai khi tiếp xúc với hóa chất này lâu ngày sẽ làm sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi phát triển không bình thường…

Ảnh Hưởng Của Formaldehyde
Ảnh Hưởng Của Formaldehyde Đến Sức Khỏe Con Người

6. Khuyến Cáo Người Tiêu Dùng

  • Nên lựa chọn các sản phẩm vải chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trong quá trình nhuộm phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về hàm lượng Formaldehyde cho phép theo các tiêu chuẩn ISO.
  • Không nên vì giá thành rẻ mà lựa chọn những sản phẩm dệt may không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hay những sản phẩm lạm dụng Formaldehyde trong công đoạn in, nhuộm vượt quá ngưỡng cho phép.
  • Và điều cuối cùng là khi mua sản phẩm dệt may nào về cũng nên giặt lại bằng nước sạch nhằm hạn chế lượng Formaldehyde còn tồn đọng trên sản phẩm.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post