Formaldehyde trong thực phẩm tác hại ra sao đối với sức khỏe người tiêu dùng ? Là chủ đề luôn nóng bỏng ở mọi thời đại vì Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã khuyến cáo không dùng Formol trong chế biến thực phẩm. Vậy thực hư đúng sai ra sao hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé
1. Formaldehyde Trong Tự Nhiên
Formaldehyde hay Formol là sản phẩm trong quá trình chuyển hóa tự nhiên ở sinh vật và thực vật. Nên dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như: nấm khô, trái cây, rau củ, thịt cá hay ngay cả trong nước uống. Thông thường hàm lượng Formol trong thực phẩm từ 3 đến 23mg/kg tùy vào từng loại thực phẩm. (Theo IARC- Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế năm 1982)
Formol là dung dịch bão hoà của Formaldehyde trong nước. Formaldehyde là loại hoá chất với mùi cay hăng rất đặc trưng được sử dụng tương đối rộng rãi trong công nghiệp.
Nếu quan tâm các sản phẩm hóa chất khác bạn có thể tham khảo tại Hóa Chất Trần Tiến
2. Một Số Thực Phẩm Trong Tự Nhiên Có Chứa Formaldehyde
2.1. Các loại trái cây và rau
Loại sản phẩm | Mức độ (mg/kg) |
Táo | 6.6 – 22.3 |
Mơ | 9.5 |
Chuối | 16.3 |
Củ cải đường | 35 |
Hành củ (hành tây) | 11 |
Cải bắp | 5.3 |
Cà rốt | 6.7 – 10 |
Cải bông | 26.9 |
Dưa leo | 2.3 – 3.7 |
Nho | 22.4 |
Hành lá | 13.3 – 26.3 |
Su hào | 31 |
Lê | 38.7 – 60 |
Mận | 11.2 |
Khoai tây | 19.5 |
Rau pina | 3.3 – 7.3 |
Cà chua | 5.7 – 13.3 |
Dưa hấu | 9.2 |
Củ cải trắng | 3.7 – 4.4 |
Nấm khô | 100 – 406 |
Nấm luộc | 6 – 54.4 |
2.2. Thịt và sản phẩm từ thịt
Loại sản phẩm | Mức độ (mg/kg) |
Bò | 4.6 |
Heo | 5.8 – 20 |
Cừu | 8 |
Gà | 2.5 – 5.7 |
Sản phẩm thịt đã chế biến (gồm thịt muối và xúc xích, lạp xưởng) | < 20.7 |
Pate gan | < 11.9 |
2.3. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Loại sản phẩm | Mức độ (mg/kg) |
Sữa dê | 1 |
Sữa bò | < 3.3 |
Bơ | < 3.3 |
2.4. Thủy hải sản
Loại sản phẩm | Mức độ (mg/kg) |
Cá tuyết | 4.6 – 34 |
Tôm sống | 1 – 2.4 |
Mực ống | 1.8 |
Cá bóng | 6.8 |
Các loài giáp xác | 1- 98 |
Cá Bombay – duck | < 140 |
Formaldehyde cũng đã được báo cáo trong các nghiên cứu là có khả năng tăng lên sau khi cá thể từ biển và các loài giáp xác chết và tích luỹ trong quá trình lưu kho của một số loài. Hàm lượng có thể lên đến 400 mg/kg đối với bảo quản trong kho lạnh của cá khô.
2.5. Các loại thực phẩm khác
Loại sản phẩm | Mức độ (mg/kg) |
Thức uống có cồn | 0.02 – 3.8 |
Nước ngọt | 8.7 |
Cà phê dạng bột | 3.4 – 4.5 |
Cà phê hoà tan | 10 – 16 |
Xiro | < 1 – 54 |
Nguồn: CFS Hồng Kông và WHO
3. Thực Phẩm Chứa Formol Tác Hại Thế Nào Đến Sức Khỏe Người Tiêu Dùng
Vì lý do lợi nhuận một số tiểu thương đã dùng Formol tẩm vào sản phẩm của mình nhằm mục đích là hạn chế ôi thiêu có thể bán trong nhiều phiên chợ mà không cần tiêu hủy. Mặc dù hóa chất này thuộc loại cực độc nguy hại cho sức khỏe đã được Tổ Chức Y Tế cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Nếu bị nhiễm Formaldehyde nặng thông qua đường hô hấp hay đường tiêu hoá các triệu sau có thể xảy ra: Viêm loét, hoại tử tế bào, các biểu hiện nôn mửa ra máu, đi tiêu chảy hoặc tiểu ra máu và có thể gây tử vong trong vài phút do trụy tim mạch. Với các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, ói mửa, tím tái.
Trong cơ thể khi formol kết hợp với các nhóm amin hình thành các dẫn xuất bền vững với các men phân hủy protein làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy khi tiếp xúc lâu dài với formol có khả năng gây ung thư đường hô hấp (mũi, họng…)
4. Mẹo Nhận Biết Thực Phẩm Bị Tẩm Formol
Formol độc là vậy nhưng vì lợi nhuận mà người ta có thể bất chấp tất cả. Cũng may mắn thay những thực phẩm có sử dụng Formol thường có sự khác biệt về màu sắc hay về chất lượng thịt. Với một số mẹo dưới đây ta có thể nhận biết được thực phẩm có được tẩm Formol hay không. Tuy không hoàn toàn chính xác nhưng cũng giúp người dùng hạn chế được phần nào.
- Đối với cá, đặc biệt là cá biển thường được tẩm Formol do quá trình đánh bắt phải vận chuyển lâu ngày. Ta thử dùng tay ấn nhẹ vào phần thân cá nếu thấy mềm mại thì khả năng là không có Formol. Nên chọn cá có mùi tanh đặc trưng, tốt nhất là cá còn tươi.
- Còn với mì sợi chỉ nên chon những sợi mì có màu bình thường của bột, tuyệt đối không chọn những sợi mì nhiều màu sắc bắt mắt.
- Đối với đậu phụ chỉ nên chọn những miếng có bề mặt trơn và cứng tự nhiên. Ở một số quốc gia người ta khuyên dùng những loại đậu phụ ở dạng nước, hay còn được gọi là đậu phụ non hay đậu phụ Nhật Bản.
- Đối với hải sản khác như tôm, mực, bạch tuộc: nên chọn những con còn tươi, nguyên con, đụng vào có cảm giác mềm dẻo, đàn hồi cao; ngửi có mùi tanh đặc trưng, không có mùi lạ (như mùi khai, mùi hôi…).
Và cuối cùng điều quan trọng là rửa lại thực phẩm dưới nước thật kỹ vì lý tính của hóa chất này là tan nhanh trong nước.
5. Khuyến Cáo Với Người Tiêu Dùng
- Nên mua thực phẩm ở những nơi buôn bán uy tín, có chứng nhận nguồn gốc rõ ràng.
- Vệ sinh thật kỹ lại bằng nước trước khi đưa vào chế biến.
- Bỏ ngay các sản phẩm nghi ngờ có tẩm Formol, hoặc các sàn phẩm không ôi thiêu theo chu kỳ tự nhiên.
6. Khuyến Cáo Trong Kinh Doanh
- Tuyệt đối không tự ý thêm Formaldehyde vào trong sản phẩm mình kinh doanh nhằm làm tươi hay bảo quản dù chỉ là lượng nhỏ.
- Cẩn trọng nguồn gốc nguyên phụ liệu trước khi chế biến, sản xuất…
- Tiêu hủy ngay khi có nghi vấn nguyên phụ liệu có thành phần Formaldehyde…
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN