ETHANOL LÀ GÌ ? TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG

Ethanol là gì ? Tính chất vật lý và hóa học của Ethanol. Những ứng dụng của hóa chất này trong đời sống ra sao. Tất cả sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây.

1. Ethanol Là Gì ? Cấu Tạo Phân Tử Của Ethanol

1.1 Ethanol là gì ?

Ethanol hay Etanol còn được gọi bằng những tên gọi khác như rượu etylic, rượu ngũ cốc, ancol etylic hay cồn. Là một chất hữu cơ rất dễ cháy, không màu… Nó có mặt hầu hết trong các sản phẩm thức uống có cồn. Và được gọi một cách đơn giản, gần gũi trong dân gian là rượu.

Ethanol Là Gì
Ethanol Là Gì ?

Nếu cần mua ethanol bạn có thể tham khảo thêm tại Ethanol Tinh Khiết

1.2 Cấu tạo phân tử của Ethanol

Cấu Tạo Phân Tử Ethanol
Cấu Tạo Phân Tử Ethanol

2. Tính Chất Vật Lý Và Hóa Học Của Ethanol Là Gì ?

2.1 Tính chất vật lý

Ethanol có tính chất vật lý của rượu thông thường đó là dễ cháy, dễ bay hơi, không màu… Có mùi thơm nhẹ và vị cay cay đặc trưng. Nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước, là một chất kích thích lên thần kinh ở mức độ nhẹ.

  • Khối lượng riêng của Ethanol là 0,7936 g/ml ở 15 độ C,
  • Nhiệt độ sôi là 78,39 độ C,
  • Hóa rắn là -114,15 độ C.

2.2 Tính chất hóa học

Ethanol tác dụng với kim loại được minh họa bằng phương trình hóa học sau
2 C2H5OH + 2Na → 2 C2H5Na + H2

Khi Ethanol tác dụng với một axit vô cơ sẽ có phươg trình minh họa như sau
C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

Còn khi tác dụng với axit hữu cơ
CH3COOH + C2H5OH → CH3COO C2H5 + H2O
Phản ứng này hay còn được gọi là phản ứng este hóa
Lưu ý: Các phản ứng phải được thực hiện trong môi trường axit, điều kiện phản ứng là xúc tác nhiệt độ. Do phản ứng có tính thuận nghịch, do đó phải chú ý đến chuyển dịch cân bằng.

3. Ứng Dụng Của Ethanol Là Gì ?

3.1 Trong công nghiệp

  • Ethanol được dùng để diều chế một số hợp chất hữu cơ như dietyl ete, axit axetic, etyl axetat…
  • Là dung môi để pha chế xăng sinh học như E5 và E10 với tỉ lệ Ethanol vào khoảng 10 %
  • Ngoài ra Ethanol cũng được ứng dụng khá rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác như công nghiệp in, công nghiệp điện tử và dệt may…
Ứng Dụng Ethanol
Ứng Dụng Ethanol Trong Ngành Dệt May

3.2 Trong ngành thực phẩm, đồ uống

Là nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất các loại nước uống có cồn như rượu, bia, nước trái cây lên men. Các sản phẩm có thành phần Ethanol rất tốt cho hệ tiêu hóa nếu dùng với lượng vừa phải. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng các sản phẩm rượu, bia có chứa thành phần là Ethanol sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhất là khi nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng 0.5 % sẽ gây ảo giác cục bộ, hôn mê sâu, thậm chí dẫn đến tử vong.

3.3 Đối với ngành y tế, dược phẩm

Trong y tế cồn Ethanol được dùng sát khuẩn các dụng cụ y tế trước khi thao tác cho vật chủ. Đồng thời nó cũng được dùng bào chế thuốc ngủ vì nó có tác dụng gây mê, gây buồn ngủ cho người sử dụng…

Ngoài ra trong lĩnh vực y tế Ethanol còn được dùng để sát trùng vết thương. Tuy nhiên khi dùng Ethanol cho mục đích này các bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng sử dụng lượng Ethanol và nồng độ Ethanol sao cho vừa phải, chuẩn xác để không làm vết thương trở nên nặng hơn…

4. Cách Điều Chế Ethanol

Hiện nay với nền khoa học ngày càng tiên tiến và phát triển nhanh chóng dẫn đến có nhiều cách điều chế Ethanol. Nhưng với 3 phương pháp dưới đây là được dùng chủ yếu vì tiết kiệm chi phí và thời gian.

Điều Chế Ethanol

4.1 Phương pháp thứ nhất- Ethanol được lên men từ hạt hoặc các loại cây

Chủ yếu dựa vào quá trình lên men các nguồn hydratcacbon có trong tự nhiên như lúa mì, lúa mạch, đường, ngô, sắn, mùn, gỗ,…
Quá trình này gồm 2 công đoạn: Công đoạn lên men nhằm sản xuất bio ethanol và công đoạn chưng cất. Phương pháp này được ứng dụng khá phổ biến trong gian đoạn hiện nay…

4.2 Phương pháp thứ hai- Công nghệ sản xuất Ethanol tổng hợp

Ở phương pháp này Ethanol được điều chế bằng dây chuyền công nghệ hydrat hóa khí etylen bằng chất xúc tác acid.
Cho etylen hợp nước ở 300 độ C, áp suất 70 – 80 atm cùng với chất xúc tác là acid wolframic hoặc có thể thay thế bằng acid phosphoric:
Ta có phương trình điều chế sau:
H2C=CH2 + H2O → CH3CH2OH

4.3 Phương pháp thứ ba- Thông qua con đường làm tinh khiết giữa Ethanol và nước

Do điểm sôi cực đại của hỗn hợp Ethanol và nước ở nồng độ 96% Ethanol và 4% nước. Người ta lợi dụng tính chất này để chưng cất phân đoạn hỗn hợp ethanol – nước (chứa ít hơn 96% ethanol) không thể tạo ra ethanol tinh khiết hơn 96%. Do đó 95% etanol trong nước là dung môi phổ biến nhất.

5. Một Số Lưu Ý Trong Sử Dụng Và Bảo Quản Ethanol

Ethanol là chất dễ cháy nếu bảo quản không kỹ sẽ dẫn đến cháy nổ nguy hiểm cho tính mạng. Nên phải được bảo quản nơi thông gió, thoáng mát, tránh xa ánh sáng và nguồn nhiệt trực tiếp. Đặc biệt không để hóa chất này gần các chất dễ gây cháy khác, các chất oxy hóa mạnh, chất ăn mòn,…

Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Ethanol

6. Nguy Cơ Tác Hại Tiềm Ẩn Từ Ethanol

Trong thành phần Ethanol và các hỗn hợp của nó là  chất dễ bắt lửa do trong thành phần của chúng đều có chứa cồn. Chính vì vậy cần bào quàn đúng cách tránh hỏa hoạn gây thiệt hại về tài sản và vật chất.

Nếu nồng độ cồn trong máu quá cao 0,4% – 0,5% hoặc cao hơn sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng con người, thậm chí dẫn đến tử vong.

Khi Ethanol vào cơ thể con người sẽ chuyển hóa thành axêtal đêhít. Đây là một chất có độc tính khá cao và liên quan phần lớn tới các triệu chứng ngộ độc do rượu. Người ta đã chứng minh mối liên hệ giữa rượu và các nguy cơ của các bệnh nguy hiểm như bệnh xơ gan, ung thư.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *