Dầu thủy lực là gì ? Dầu thủy lực là một hỗn hợp chất lỏng quan trọng cho vận hành của hệ thống thủy lực. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những thành phần, tác dụng và chức năng của loại dầu nhớt này. Vậy, chúng khác với các loại dầu nhớt bôi trơn khác như thế nào ? Tại sao lại có những chỉ số như 32,46 hay 68 ? Chắc hẳn những câu hỏi này đã từng xuất hiện trong đầu mỗi chúng ta khi tiếp xúc với những máy móc công nghiệp, hệ thống trục nâng đỡ như máy nén, cần cẩu hay máy xúc,… Để hiểu rõ hơn về dầu thủy lực, hãy cùng chúng tôi xem qua bài viết dưới đây nhé !
1. Dầu Thủy Lực Là Gì ?
Có thể định nghĩa rằng: Dầu thủy lực là một loại dầu nhớt được chế biến từ dầu gốc và các phụ gia tăng cường tính năng, được sử dụng trong các hệ thống thủy lực để truyền tải năng lượng đến các chi tiết máy. Đồng thời, dầu còn giúp bôi trơn các chi tiết chuyển động, chống lại lực ma sát. Nó giúp làm kín bề mặt chi tiết, giảm thiểu sự rò rỉ, loại bỏ cặn bẩn và giải nhiệt hệ thống.
Dầu thủy lực khác với dầu bôi trơn ở chỗ: ngoài tác dụng bôi trơn thông thường, dầu thủy lực còn có tác dụng truyền tải áp lực và truyền chuyển động trong hệ thống thuỷ lực. Đồng thời dầu còn giúp bôi trơn các chi tiết chuyển động, chống lại lực ma sát, làm kín bề mặt chi tiết, giúp giảm thiểu sự rò rỉ, loại bỏ cặn bẩn và “giải nhiệt” hệ thống. Dầu thủy lực hay dân kỹ thuật thường gọi là nhớt thủy lực 10, là chất lỏng được pha chế từ dầu gốc và các chất phụ gia theo 1 công thức đặc biệt.
Tùy theo loại hệ thống thủy lực (hệ thống thủy lực công nghiệp, hệ thống thủy lực di động, hệ thống thủy lực hàng hải), dầu thủy lực sẽ được thiết kế và pha chế thích hợp để đáp ứng tốt các yêu cầu bôi trơn riêng biệt.
2. Phân Loại Dầu Thủy Lực
Ngoài cách phân loại trên, ở Việt Nam, do đặc tính khí hậu nhiệt đới, các loại dầu gốc khoáng được phân loại theo độ nhớt. Độ nhớt của dầu thủy lực được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế ISO VG – ISO GRADE. Độ nhớt càng cao, chỉ số VG càng cao. Các lọai dầu hiện có trên thị trường:
- Dầu thủy lực 15 có chỉ số VG 15. Đây là loại dầu có độ nhớt thấp, sử dụng trong hệ thống trợ lực và phanh xe ô tô.
- Dầu thủy lực 22 có chỉ số VG 22. Loại dầu này sử dụng trong ngàng hàng không.
- Dầu thủy lực 32 có chỉ số VG 32. Đây là loại dầu thường sử dụng cho các máy dụng cụ, truyền tải năng lượng cho máy có công suất nhỏ.
- Dầu thủy lực 46 có chỉ số VG 46. Loại dầu sử dụng cho các máy nâng hạ, máp ép hàng chục tấn có áp suất cao.
- Dầu thủy lực 68 có chỉ số VG 68. Đây là loại dầu sử dụng cho các máy có công suất cao, máy móc thuộc ngành xây dựng như máy xúc, cẩu nâng,…
- Dầu thủy lực 100 có chỉ số VG 100. Loại dầu sử dụng cho các máy công suất siêu lớn, áp suất cực cao.
3. Tác Dụng Chính Của Dầu Thủy Lực Là Gì ?
Dầu thủy lực có những công dụng chính:
- Truyền tải năng lượng và truyền chuyển động: giúp hệ thống thủy lực hoạt động chính xác theo yêu cầu đề ra.
- Bôi trơn: giúp cho piston chuyển di lên xuống nhẹ nhàng, giảm ma sát, êm ái trong lòng xi-lanh.
- Làm mát: có tác dụng làm mát. Tránh được tình trạng quá nhiệt của hệ thống thủy lực.
- Làm kín: có tác dụng như một lớp đệm mềm không định hình. Nó bịt kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để giảm thất thoát áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu.
- Làm sạch: có nhiệm vụ cuốn trôi và làm sạch những muội bám sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Giảm thiểu những hư hại của các bộ phận của hệ thống thủy lực do muội bẩn gây ra.
- Chống gỉ: hạn chế sự xúc tiếp với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa dẫn đến han gỉ.
4. Kiểm Tra Dầu Thủy Lực Là Gì ? Cách Làm Như Thế Nào ?
Vì sao cần kiểm tra dầu thủy lực thường xuyên ?
- Dầu thủy lực lưu thông tới tất cả các thiết bị bên trong hệ thống nên việc kiểm tra định kỳ là vô cùng quan trọng.
- Có thể dự đoán được thời gian cần phải thay dầu.
- Giảm chi phí sửa chữa, tăng độ bền, nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị.
Có rất nhiều phương pháp để kiểm tra chất lượng dầu thủy lực như phân tích hạt, trọng lực, phản xạ tia X, hàm lượng nước. Tuy nhiên, phương pháp phân tích hạt hiện đang được đưa ra làm phương pháp chuẩn theo thang đo NAS.
Cách kiểm tra chất lượng dầu thủy lực là gì ?
Lưu ý trước khi kiểm tra:
- Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu, làm sạch, xì khô để tránh nhiễm nước.
- Lấy dầu khi hệ thống đang hoạt động, vì khi hệ thông đã dừng, cặn dầu sẽ lắng xuống đáy, không thể lấy mẫu đại diện cho tổng thể.
5. 3 Loại Dầu Thủy Lực Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Trên thị trường hiện nay có 3 loại dầu thủy lực phổ biến nhất:
- Dầu thủy lực 32
Chế phẩm thủy lực N32 đóng vai trò như chất lỏng truyền lực cho các hệ thống thủy lực vận hàng êm đềm. Ngoài ra sản phẩm có tác dụng chống mài mòn, cực áp, chống ăn mòn và oxy hóa giúp tăng tuổi thọ động cơ. Phù hợp sử dụng cho thiết bị máy móc làm việc ở môi trường nhiệt độ tương đối thấp.
- Dầu thủy lực 46
Chế phẩm thủy lực N-46 được pha chế từ nguồn dầu khoáng và phụ gia chọn lọc. Dầu thích hợp cho các hệ thống tuần hoàn và bôi trơn thông thường. Sản phẩm được khuyên dùng cho các hệ thống truyền động thủy lực tải trọng trung bình, hệ thống cần cẩu, xe ben, hệ thủy lực xe, các hệ thống tuần hoàn công nghiệp.
- Dầu thủy lực 68
Chế phẩm thủy lực N-68 được pha chế từ nguồn dầu khoáng và phụ gia chọn lọc. Dầu thích hợp cho các hệ thống tuần hoàn và bôi trơn thông thường. Sản phẩm được khuyên dùng cho các hệ thống truyền động thủy lực tải trọng trung bình. Dùng cho các hệ thống cần cẩu, xe ben, hệ thủy lực xe, các hệ thống tuần hoàn công nghiệp.
Bài viết trên đây là những kiến thức cơ bản về dầu thủy lực là gì, cũng như giúp các bạn hiểu rõ hơn cách phân loại, cách kiểm tra chất lượng và giới thiệu chi tiết các loại dầu thông dụng, phổ biến. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn.