Dầu tràm, một dược liệu không thể thiếu trong nhiều gia đình từ xưa đến nay. Đặc biệt đối với những gia đình có mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Những công dụng tinh dầu tràm thì không thể nào kể hết, từ chăm sóc sức khỏe, đến điều trị mụn, làm đẹp da,… Trong bài viết hôm nay, Hóa Chất Trần Tiến sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tinh dầu tràm cũng như những công dụng của loại tinh dầu này đối với con người.
1. Tinh Dầu Trầm Và Dầu Tràm Là Gì?
Tinh dầu tràm là loại tinh dầu được chiết xuất từ lá, cành của cây tràm bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Đây là sản phẩm khá được ưa chuộng trên thị trường bởi những công dụng mà nó mang lại. Tuy nhiên, trên thực tế, có hai loại tinh dầu tràm được bán trên thị trường, mỗi loại sẽ có những thành phần khác nhau dẫn đến công dụng cũng khác nhau.
- Tinh chất dầu tràm trà: Là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm trà, được trồng nhiều ở Úc. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được trong cây tràm trà có chứa thành phần Gamma-terpinen và Terpinen-4-ol. Hai thành phần này được biết đến có khả năng kháng khuẩn, đặc biệt hữu hiệu đối với da. Chính vì thế mà công dụng tinh dầu tràm trà là chăm sóc da mặt, trị mụn,…
- Tinh dầu tràm gió: Là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm gió, loại cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Khác với cây tràm trà, thành phần chủ yếu của tràm là Cineol (Eucalyptol), α-Terpineol và Limonene. Trong đó, Cineol cũng được biết đến với công dụng kháng khuẩn. Nhưng là phù hợp với việc chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh.
2. Công Dụng Tinh Dầu Tràm Đối Với Con Người
2.1. Tinh dầu tràm với khả năng kháng khuẩn
Tinh dầu tràm có tác dụng gì ? Như ở phần một mình có giới thiệu, thành phần Cineol và α-Terpineol được biết đến với khả năng kháng khuẩn cao, thường xuất hiện trong các liều thuốc đặc trị bệnh cảm cúm. Đồng thời, Cineol có nhiệm vụ kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh dịch nhầy, giúp loại bỏ những bụi bẩn ra khỏi cơ thể.
Cũng chính vì thế mà tinh mùi dầu tràm thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang,… và giúp cho đường thở trở nên thông thoáng hơn.
2.2. Công dụng của tinh dầu tràm trị ho
Ho là một căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, thường xuất hiện ở người già, trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng yếu. Ho là hiện tượng khi phổi bị kích ứng, cơ thể sẽ đẩy mạnh không khí để quét sạch các yếu tố gây hại ra khỏi đường hô hấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến phổi bị kích thích như virus, vi khuẩn, dị ứng hay thuốc lá,…
Lúc này, tinh dầu tràm đóng vai trò như một hoạt chất ngăn ngừa sự phát triển của virus, tiêu diệt vi khuẩn có hại, làm ấm cơ thể để hỗ trợ điều trị ho cho cơ thể.
2.3. Tránh gió, chống cảm lạnh
Dầu tràm được biết đến là một trong những phương thuốc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp rất hiệu quả. Bởi tinh dầu có tính ấm, phù hợp để tránh gió và chống cảm lạnh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cần phải giữ ấm thường xuyên.
Bôi tinh dầu tràm cho trẻ cần phải lưu ý một vài điều như nhỏ lên tay trước để kiểm soát lượng tinh dầu; những vị trí tốt nhất khi bôi tinh dầu cho bé là lòng bàn chân, lòng bàn tay, lưng,…; không nên bôi tinh dầu ở những vùng da nhạy cảm như mắt, mũi, miệng. Ngoài ra, bạn có thể pha loãng tinh dầu vào nước để tắm cho bé.
2.4. Tác dụng của dầu tràm hỗ trợ giảm đau
Tác dụng của tinh dầu tràm không chỉ hiệu quả ở trẻ nhỏ mà tinh dầu tràm rất hữu hiệu đối với người cao tuổi. Đó chính là công dụng giảm đau cơ, nhức mỏi xương khớp. Khi lớn tuổi, quá trình trao đổi chất, lưu thông máu trở nên kém dần, các cơ quan chức năng dần suy yếu dễ dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp, cơ thể mệt mỏi, hoạt động không còn linh hoạt,…
Khi ấy, việc bôi tinh dầu tràm kết hợp với các động tác xoa bóp sẽ làm tăng khả năng lưu thông máu, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Điều này sẽ làm thuyên giảm các triệu chứng nhức mỏi xương khớp ở người cao tuổi.
Đối với các bạn trẻ thường xuyên hoạt động nặng hay chơi thể thao cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm. Tinh dầu làm giảm căng cứng, giúp các bó cơ được thư giãn.
2.5. Chống nấm và khử trùng
Như bạn đã biết, tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm rất cao. Không chỉ hỗ trợ làm sạch đường hô hấp mà tinh dầu còn có thể điều trị bệnh nấm ngoài da. Công dụng tinh dầu tràm là ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng, tiêu diệt vi khuẩn.
Để điều trị nấm, bạn có thể kết hợp bôi tinh dầu tràm với các loại thuốc uống, thuốc bôi. Ngoài ra, pha vài giọt tinh dầu vào nước tắm để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
2.6. Tinh dầu tràm trị mụn, làm đẹp da
Tinh dầu tràm trị mụn được biết đến là cách điều trị mụn hiệu quả hiệu quả. Mụn thường xuất hiện do việc chúng ta vệ sinh làn da không kỹ, lâu ngày các vi khuẩn tích tụ gây ra viêm nhiễm. Bạn có thể sử dụng tăm bông chấm tinh dầu tràm lên mụn để nốt mụn nhanh xẹp, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, sát trùng,… Đồng thời, tinh dầu giúp mụn nhanh lành và không để lại vết thâm.
2.7. Công dụng tinh dầu tràm làm sạch không khí
Như bạn đã biết, nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm cao. Đây cũng là điều kiện để nấm mốc trong không khí phát triển, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Điều này dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Một trong những cách ngăn chặn hiệu quả nhất đó chính là thanh lọc không khí. Khuếch tán xông tinh dầu tràm trong không khí sẽ làm sạch không khí, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn có hại, mang đến một không gian sống trong lành.
2.8. Công dụng tinh dầu tràm làm sạch răng miệng
Các triệu chứng như viêm nướu, đau răng, hôi miệng là do vi khuẩn trong răng miệng gây ra. Khi răng miệng được vệ sinh không đúng cách, thức ăn sẽ còn tích tụ lại trong khoang miệng. Lâu ngày, nguồn vi khuẩn sinh sôi, phá vỡ men răng, gây tổn hại đến tủy răng, dẫn đến tình trạng đau răng hay viêm nướu.
Để làm dịu cơn đau, bạn nên thấm tinh dầu lên bông gòn và ngậm tại vùng bị đau. Tinh dầu làm nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn gây đau răng. Ngoài ra, để điều trị hôi miệng, bạn có thể ngậm hỗn hợp tinh dầu tràm và nước muối ấm.
2.9. Trị gàu, ngăn rụng tóc
Ngoài những tác dụng của dầu tràm với phụ nữ sau sinh thì tinh dầu tràm còn được biết đến là một trong những dược liệu trị gàu và ngăn rụng tóc hiệu quả. Với đặc tính kháng khuẩn, tinh dầu tràm được biết đến với công dụng điều trị gàu, loại bỏ ký sinh trùng trên da đầu, giúp tóc trở nên chắc khỏe hơn và ngăn ngừa tình trạng rụng tóc. Đồng thời, dầu tràm giúp kiểm soát các lượng nhờn trên da đầu và phục hồi mái tóc bị hư tổn.
2.10. Điều trị viêm xoang
Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Người bị viêm xoang thường có những triệu chứng như đau đầu, ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi… Để điều trị viêm xoang, người bệnh sẽ được bác sĩ kê những đơn thuốc đặc trị. Đồng thời, bệnh nhân có thể kết hợp với một số phương pháp trị liệu tự nhiên để thúc đẩy quá trình điều trị, điển hình như sử dụng tinh dầu tràm.
Khi xông mũi họng bằng tinh dầu tràm, hơi nước cùng tinh dầu sẽ làm mềm dịch nhầy, giúp dịch nhầy đào thải ra ngoài dễ dàng hơn, từ đó mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái.
2.11. Làm thuốc diệt côn trùng
Tinh dầu tràm còn có một công dụng nổi bật khác, đó là xua đuổi côn trùng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dầu tràm có khả năng đuổi muỗi tốt hơn DEET, một loại hóa chất được dùng phổ biến trong các sản phẩm diệt côn trùng. Bạn chỉ cần thoa vài giọt dầu tràm lên quần áo hoặc bôi lên da để xua đuổi công trùng.
⇒ Bạn muốn mua tinh mùi dầu tràm chất lượng, uy tín, giá tốt? Hãy tham khảo ngay tại Tinh Mùi Dầu Tràm
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về công dụng tinh dầu tràm. Một loại tinh dầu hữu hiệu ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là dành cho trẻ sơ sinh. Ngoài những công dụng được kể trên, thì dầu tràm còn nhiều công dụng khác có thể bạn chưa biết. Chính vì thế, bạn nên trang bị cho mình một lọ tinh dầu tràm nguyên chất để dùng thử và cảm nhận.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN