Cồn Thực Phẩm Là Gì ? Cồn Thực Phẩm được sản xuất như thế nào ? Là những thắc mắc người tiêu dùng mong muốn được giải đáp để sử dụng hóa chất này một cách đúng đắn. Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây…
1. Cồn Thực Phẩm Là Gì ?
Cồn thực phẩm thực ra là một loại cồn có thành phần chính là Ethanol. Nó được chưng cất và tinh luyện đồng thời loại bỏ các tạp chất như dầu fusel, andehyd, Acid, Este…
Sau khi được loại bỏ các tạp chất như dầu Fusel, Andehyd, Axit và Este sẽ được dùng pha chế với nước cùng các hợp chất khác để sản xuất các loại thức uống, làm dược liệu, sát trùng vết thương, hoặc sản xuất mỹ phẩm…
Cồn thực phẩm còn được gọi bằng những tên gọi khác ít phổ biến hơn như: cồn Ethanol hay rượu Etylic. Công thức hóa học của nó được viết dưới dạng C2H6O hoặc C2H5OH.
Mặc dù cồn Ethanol có nhiều ứng dụng có lợi cho con người. Tuy nhiên chúng cũng có những tác hại nhất định vì vậy phải cẩn trọng khi sử dụng nó.
Nếu cần mua cồn thực phẩm bạn có thể tham khảo thêm tại Ethanol Cồn Thực Phẩm
2. Tính Chất Tiêu Biểu Của Cồn Thực Phẩm Là Gì ?
Cồn thực phẩm hay cồn Ethanol có dạng lỏng, không màu, trong suốt. Đặc biệt nó có mùi thơm nhẹ của rượu và vị cay đặc trưng.
Cồn Ethanol hay rượu Etylic rất dễ cháy, và lửa phát sinh từ nó có màu xanh nhạt đồng thời không phát sinh khói.
Cồn thực phẩm tan vô hạn trong môi trường nước và tỷ trọng của nó là (so với nước) 0,799 ÷ 0,8
3. Cách Sản Xuất Cồn Thưc Phẩm- Cồn Ethanol
Có nhiều cách để điều chế cồn thực phẩm, nhưng phương pháp chủ yếu vẫn là lên men đường hay ngũ cốc với men rượu.
Cách thức trên chỉ áp dụng được với số lượng nhỏ. Còn nếu muốn sản xuất với số lượng lớn phải áp dụng phương pháp thủy phân cellulose sau đây:
- Bước thứ nhất: Thủy phân xenlulozo thành mantozo dưới tác dụng của men amylaza.
(C6H10O5)n → C12H22O11 - Bước thứ hai: Thủy phân tiếp mantoza thành glucoza hoặc fructoza dưới tác dụng của menmantaza.
C12H22O11 → C6H12O6 - Bước thứ ba: Phản ứng lên men rượu có xúc tác là men zima
C6H12O6 → 2 C2H5OH+2 CO2
4. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Cồn Thực Phẩm
4.1 Những lưu ý khi sử dụng cồn thực phẩm
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với cồn thực phẩm, nên trang bị găng tay và khẩu trang khi thao tác với chúng.
Không tự ý pha cồn thực hẩm với bất cứ chất nào khác để uống. - Nếu vô tình để cồn thực phẩm dính vào mắt phải nhanh chóng rửa ngay bằng nước sạch. Còn lỡ uống phải nó thì không được nôn ói mà phải uống nước lọc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trường hợp có xảy ra hỏa hoạn mà tác nhân là cồn thì không nên dùng nước để dập lửa mà phải dùng bột, bọt CO2 hay phun sương để khống chế đám cháy.
- Đối với các bác tài xế hay người điều khiển máy móc công nghiệp, sản xuất thì nồng độ cồn trong máu được quy định dưới mức 0.05 %. Nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt nặng thậm chí phải áp dụng hình thức cho thôi việc.
4.2 Cách thức bảo quản cồn thực phẩm
Cồn thực phẩm nên được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt hay ánh sáng trực tiếp. Khi không có nhu cầu sử dụng, hay sản phẩm cồn dư tuyệt đối không được tự ý tiêu hủy xuống cống rãnh mà phải tuân thủ quy định xử lý của cơ quan chức năng. Sau mỗi lần sử dụng nếu sản phẩm còn thừa phải được đậy nắp thật kỹ lưỡng, tránh xa tầm tay trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN