Cocamidopropyl Betaine Là Gì ? Đây là một axit béo tổng hợp được tìm thấy dưới dạng tổng hợp hoặc từ dầu dừa. Chất này có mặt rộng rãi trong bảng thành phần các sản phẩm mỹ phẩm. Nhưng ít ai biết đến tất cả công dụng hữu ích của nó. Và liệu sử dụng chất này có gây hại cho da và cơ thể không.
Đối với phái đẹp, cần nên hiểu rõ tính chất và công dụng của các nguyên liệu trong mỹ phẩm, để sử dụng đúng cách cho da. Bài viết sau đây sẽ trình bày các tác dụng của Cocamidopropyl Betaine trong mỹ phẩm. Cũng như giải đáp thắc mắc Cocamidopropyl Betaine có hại không.
1. Cocamidopropyl Betaine Là Gì ?
2. Công Dụng Của Cocamidopropyl Betaine Là Gì Trong Mỹ Phẩm ?
Nếu bạn muốn mua Cocamidopropyl Betaine, hãy tham khảo tại Cocamidopropyl Betaine
2.1. Sản phẩm chứa Cocamidopropyl Betaine
- Dầu gội: Dove, Pantene, Head&Shoulders,…
- Dầu xả: Dove, Pantene,…
- Tẩy trang: Bioderma, La Roche-Posay,…
- Xà phòng dạng lỏng: Lifebuoy, Lux,…
- Sữa tắm: Hazeline, Enchanteur, The Body Shop,…
- Kem cạo râu: Gillette, Gatsby Gel,…
- Nước rửa kính áp tròng
- Dung dịch vệ sinh: Shila Việt Nam, Dạ Hương,…
- Kem đánh răng: Colgate, Sensodyne,…
- Chất tẩy rửa gia dụng và làm sạch hoặc khử trùng khăn lau
- 1-propanaminium
- Hydroxide inner salt
- CADG
- Cocamidopropyl dimethyl glycine
- Disodium cocoamphodipropionate
3. Độ An Toàn Của Cocamidopropyl Betaine
Cocamidopropyl betaine được xác nhận là chất an toàn sử dụng và như một yếu tố cần thiết trong việc sản xuất mỹ phẩm. Các sản phẩm nổi tiếng về chất lượng hiệu quả có chứa chất này là xà phòng tắm, dầu gội đầu, sữa tắm,…Vì thế, người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng sản phẩm có chứa thành phần này trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Năm 2012, các nhà nghiên cứu khoa học nhận định rằng CAPB không phải chất gây ra phản ứng dị ứng, mà là hai tạp chất được tạo ra trong quá trình sản xuất. Hai chất gây dị ứng đó là aminoamide (AA) and 3-dimethylaminopropylamine (DMAPA).
Tuy là được xác nhận an toàn nhưng các bạn nên tìm hiểu tình trạng cá nhân, làn da có kích ứng với thành phần này không. Nên thử lên da tay trước khi sử dụng trực tiếp lên da để tránh tình trạng da bị kích ứng. Những bạn có làn da nhạy cảm hoặc có tiền sủ dị ứng với chất này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, cần bảo quản đúng cách nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Và lựa chọn nơi mua uy tín, đảm bảo chất lượng và nguồn gốc rõ ràng.
3.1. Độ an toàn và một số nghiên cứu
Năm 1991, Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR khẳng định chất CAB an toàn để sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm làm sạch ở mức độ cho phép. Năm 2004, Hiệp hội viêm da tiếp xúc Hoa Kỳ (ACDS) nghiên cứu và tuyên bố rằng chất CAB gây dị ứng cho da. Bởi một số người có phản ứng kích ứng khi sử dụng các sản phẩm có chứa CAPB. Dị ứng có hiện tượng như ngứa ngáy, nổi đỏ, phồng rộp và rạn nứt.
Tuy nhiên, đến năm 2012, các nhà nghiên cứu khoa học đã khẳng định lại sự phản ứng dị ứng của một số người đó không phải do CAPB gây ra mà là hai tạp chất được tạo ra trong quá trình sản xuất. Hai chất gây dị ứng đó là aminoamide (AA) and 3-dimethylaminopropylamine (DMAPA) tạo thành 3-(dimethylamino)propylamine gây hại cho da. Sau đó, để an toàn hơn, nhà nghiên cứu khuyến cáo tránh sử dụng trực tiếp vùng mắt do mắt là vùng nhạy cảm. Nếu chất này tiếp xúc vùng mắt nên nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch. Các nhà sản xuất cũng nên sử dụng với liều lượng cho phép, đối với mỹ phẩm lưu lại trên da là không nên quá 3%.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN