CMC Là Gì? Đặc Điểm, Tính Chất Và Ứng Dụng Của CMC

Hiện nay, để tăng độ dày, cải thiện mặt cấu trúc và tăng tính ổn định cho thực phẩm, người ta thường sử dụng hóa chất CMC. CMC là viết tắt của chất carboxymethyl cellulose. Vậy CMC là gì, tính chất và ứng dụng của CMC ra sao? Trong bài viết dưới đây, Hóa Chất Trần Tiến sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hóa chất này nhé!

1. CMC Là Gì? Sodium Carboxymethyl Cellulose Là Gì?

CMC là một polymer, có tên gọi đầy đủ là carboxymethyl cellulose. Đây là một dẫn xuất của cellulose chứa các nhóm carboxymethyl (-CH2-COOH) liên kết với một số nhóm hydroxyl của các nhóm monome glucopyranose, tạo thành khung sườn cellulose. Bên cạnh đó, người ta cũng sử dụng CMC như muối nitrat, với tên gọi là natri carboxymethyl cellulose.

CMC được sử dụng như một chất tạo đặc, chất kết dính, chất ổn định, chất kiểm soát dòng chảy…CMC được tạo thành bằng cách hòa tan trong nước anion có nguồn gốc từ poly – cellulose.

CMC Là Gì?
CMC Là Gì?

⇒ Bạn muốn mua CMC chất lượng, uy tín, giá tốt? Hãy tham khảo ngay tại Carboxymethyl Cellulose

2. Nguồn Gốc Của Chất Phụ Gia Carboxymethyl Cellulose

Sau khi đã tìm hiểu carboxymethyl cellulose là chất gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của loại hóa chất này. Năm 1918, CMC lần đầu tiên được sản xuất trên thị trường. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 1946, khi được giới thiệu thương mại tại Hoa Kỳ bởi Hercules Incorporated thì CMC mới được biết đến và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

3. Một Số Đặc Điểm Nổi Bật Của CMC

Đặc điểm của CMC là gì? Chúng ta hãy cùng điểm qua một số đặc điểm nổi bật của cmc.

3.1. Đặc điểm về độ tan và nhiệt độ của CMC

CMC tan tốt ở nhiệt độ từ 40-50 độ C. Ngoài ra, độ tan của CMC phụ thuộc giá trị DS (mức độ thay thế). Nếu giá trị DS cao sẽ cho mức độ hòa tan thấp cùng nhiệt độ tạo kết tủa thấp và ngược lại. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do sự cản trở của các nhóm hydroxyl phân cực.

Để hòa tan CMC triệt để trong nước, chúng ta có thể trộn bột CMC trong nước nóng. Điều này sẽ làm cho các hạt cellulose methyl được phân tán trong nước. Chờ cho đến khi nhiệt độ hạ xuống, bạn chỉ cần khuấy nhẹ thì các hạt này sẽ tan ra.

Lưu ý, riêng dẫn xuất dưới 0.4 CMC không thể hòa tan trong nước.

Đặc Điểm Của Chất Phụ Gia CMC
Đặc Điểm Của Chất Phụ Gia CMC

3.2. Đặc điểm về độ nhớt của CMC

Trong trường hợp dẫn xuất của CMC = 0.95 và nồng độ tối thiểu 2% cho độ nhớt 25Mpa tại 250 độ C. CMC là các anion polymer mạch thẳng cho chất lỏng gọi là dung dịch giả.

Dung dịch 1% thông thường có pH = 7 – 8,5 và ở pH< 3 có độ nhớt tăng, thậm chí kết tủa. Do đó không sử dụng được CMC cho các sản phẩm có pH thấp và pH >7 độ nhớt giảm ít. Độ nhớt CMC giảm khi nhiệt độ tăng, và ngược lại.

Độ nhớt của CMC còn chịu ảnh hưởng bởi các ion kim loại:

  • Cation hóa trị 1: ít tác dụng ở điều kiện thường (trừ Agar+)
  • Cation hóa trị 2: Ca2+, Mg2+ làm giảm độ nhớt.
  • Cation hóa trị 3: Al3+, Cr3+, Fe3+ tạo gel…
CMC Là Gì Độ Nhớt
Độ Nhớt Của CMC Chịu Ảnh Hưởng Của Các Ion Kim Loại

3.3. Đặc điểm về khả năng tạo đông

CMC có khả năng tạo đông thành một khối vững chắc với độ ẩm lên đến 98%. Tuy nhiên, nồng độ của CMC sẽ ảnh hưởng đến độ bền và tốc độ tạo đông. Trong một số trường hợp, độ nhớt của dung dịch cùng lượng nhóm axetat được thêm vào để tạo đông. Nồng độ tối thiểu phải đáp ứng để CMC có thể tạo đông khoảng 0.2% và của nhóm acetat là khoảng 7% so với CMC.

4. Tính Chất Của Chất Phụ Gia CMC Là Gì?

Một số tính chất của CMC bạn có thể tham khảo:

  • CMC là chất bột màu trắng, hơi ngả vàng và hầu như không có hạt hút ẩm.
  • CMC không gây dị ứng và không độc hại đối với con người.
  • Khi kết hợp với nước, CMC sẽ tạo ra một dung dịch có dạng keo.
  • CMC không thể hòa tan trong etanol nhưng hầu hết hòa tan trong nước lạnh.
  • Carboxymethyl cellulose có thể ứng dụng trong thực phẩm với liều lượng khoảng 0.5-0.75%.
  • CMC tồn tại ở dạng muối và axit đều có khả năng tạo đông tốt.
  • Có thể tạo thành khối đông vững chắc với độ ẩm rất cao, lên đến 98%. Tuy nhiên, độ chắc và tốc độ tạo đông lại bị phụ thuộc vào hàm lượng acetat nhôm.
  • Ở bất kỳ nhiệt độ nào, CMC đều có khả năng giữ nước.
  • CMC có khả năng kiểm soát độ nhớt mà không cần dùng đến gel nên có thể sử dụng làm chất nhũ tương.
  • Ngoài ra, CMC được sử dụng như một chất kết dính khuôn mẫu cho các cải tiến chất dẻo.
  • Là chất kết dính, chất ổn định, hiệu lực phân tán cao khi tác dụng trên các chất màu.
CMC Khi Tác Dụng Với Nước Sẽ Tạo Ra Dung Dịch Có Dạng Keo
CMC Khi Tác Dụng Với Nước Sẽ Tạo Ra Dung Dịch Có Dạng Keo

5. Ứng Dụng Của Chất Phụ Gia CMC Là Gì?

Một số ứng dụng của CMC trong đời sống như:

  • Trong sản xuất thực phẩm: CMC được sử dụng làm chất tăng độ dày, đặc cho sản phẩm, cải thiện về mặt cấu trúc của thực phẩm. Ngoài ra, CMC giúp tăng cảm giác ngon miệng, tăng khả năng giữ nước và tính ổn định. Đồng thời, CMC giúp kiểm soát quá trình hình thành của các tinh thể đá đối với thực phẩm đông lạnh.
  • Trong y tế: CMC mang đến nhiều tác dụng không ngờ như hạn chế tình trạng chảy máu cam, có thể sử dụng thay thế băng gạc.
  • Trong một số lĩnh vực khác: CMC là thành phần không thể thiếu của kem đánh răng, giấy, hóa chất tẩy rửa…
  • Trong ngành công nghiệp khoan dầu: Là thành phần của bùn khoan, có khả năng thay đổi độ nhớt và là tác nhân giữ nước.
CMC Giúp Kiểm Soát Quá Trình Hình Thành Của Các Tinh Thể Đá Trong Thực Phẩm Đông Lạnh
CMC Giúp Kiểm Soát Quá Trình Hình Thành Của Các Tinh Thể Đá Trong Thực Phẩm Đông Lạnh

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về CMC phụ gia. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu được CMC là gì, những tính chất, đặc điểm và ứng dụng của CMC. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về CMC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn kịp thời, miễn phí.

XEM THÊM CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *