Chất Tẩy Rửa tồn tại ở trạng thái dung dịch lỏng. Đây là một chất hoạt động bề mặt với tính chất làm sạch hiệu quả cao. Các sản phẩm chất tẩy rửa các bạn thường và dễ thấy là dung dịch vệ sinh nhà cửa, rửa chén, rửa tay…Nhưng chắc hẳn các bạn chưa nắm rõ chất tẩy rửa là gì và có mấy loại ? Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết sau đây. Việc nắm rõ tác dụng của từng loại tẩy rửa sẽ giúp người tiêu dùng sử dụng một cách tối ưu nhất. Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp ích được cho các bạn.
1. Hóa Chất Tẩy Rửa Là Gì ?
Các nhóm chất tẩy này thường có tên kèm theo là alkylbenzene sulfonate. Đây là một họ các hợp chất tương tự xà phòng, có khả năng tẩy rửa, dễ hòa tan hơn trong nước cứng. Là chất hoạt động bề mặt và có mang đặc tính làm sạch hiệu quả dưới dạng dung dịch lỏng. Nhóm hóa chất tẩy này làm giảm sức căng bề mặt giữa nước và các chất bẩn có tính dầu. Vì thế, được ứng dụng cao trong các sản phẩm tẩy rửa ngày nay.
Thực tế, chất tẩy có 2 dạng là dạng bột hoặc dung dịch đậm đặc. Nhóm hất tẩy giống như xà phòng là chất lưỡng tính. Nghĩa là có một phần ưa nước (cực) và một phần kỵ nước (không phân cực). Ở các mức độ khác nhau, chất tẩy cũng là chất tạo bọt.
Về phương diện hóa học, hóa chất tẩy rửa bao gồm các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Các hợp chất vô cơ nghĩa là các hóa chất mang tính kiềm, muối trung tính và các chất không tan trong nước. Hoặc các hợp chất hóa học bao gồm anion, cation hoặc lưỡng tính – không ion. Ngược lại, hóa chất tẩy rửa hữu cơ được chiết xuất từ tự nhiên hoặc các phản ứng nhân tạo mà không thêm các hóa chất nhân tạo vào.
2. Phân Loại Hóa Chất Tẩy Rửa
2.1. Hóa chất tẩy rửa inox
Dung dịch hóa chất làm sạch inox thường được kết hợp cùng với thiết bị đánh bóng. Nó vừa giúp tẩy sạch inox mà còn giúp gia tăng khả năng đánh bóng và đảm bảo độ bền cũng như màu sắc của sản phẩm. Nếu bề mặt inox hay kim loại không được loại bỏ dầu mỡ và bụi bẩn hoàn toàn, dẫn đến kết quả đánh bóng sẽ không đảm bảo chất lượng như mong muốn. Hóa chất tẩy inox, máy móc, thiết bị, kim loại với khả năng xử lý bề mặt kim loại và tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp cao nên thường là các loại hóa chất tẩy rửa cực mạnh.
Inox là hợp kim của sắt và crom, hoặc với tên gọi khác là thép không gỉ. Chất liệu này xuất hiện thường xuyên và khá phổ biến ở trong các gia đình hay các ngành công nghiệp khác. Nhờ vào tính thẩm mỹ cao và có độ bền. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, inox cũng sẽ bị xỉn màu do tiếp xúc với oxy gây hiện tượng rỉ sét. Đây cũng chính là lý do cần dùng chất tẩy inox để tăng hiệu quả đánh bóng inox, giúp làm mới được sản phẩm và thời hạn sử dụng lâu hơn.
2.2. Hóa chất tẩy mực in laser
Dung dịch tẩy này như tên gọi của nó là dùng để tẩy vết sơn, mực in trên giấy. Hoặc dùng tẩy mực có trên nhựa, áo trắng, giày trắng, trên da hoặc một số đồ dùng khác. Bên cạnh đó, còn tẩy mực dấu đỏ trên hóa đơn đỏ, tẩy mực giấy than trên hóa đơn,…
Cách sử dụng cũng khá dễ dàng chỉ cần đổ hóa chất tẩy mực đủ dùng. Sau đó dùng tăm bông thấm và chà nhẹ lên giấy nơi cần xóa mực. Nhiều cách có thể dùng cồn 90 để tẩy mực in trên giấy, trên hóa đơn đỏ, làm bay mực in vừa hiệu quả vừa đơn giản. Nhưng nên sử dụng cồn không mùi và dùng cồn chỉ xóa được vết mực nhỏ.
⇒ Nếu bạn muốn mua Hóa Mỹ Phẩm, hãy tham khảo tại HÓA MỸ PHẨM
2.3. Hóa chất tẩy oto, xe máy
Các dung dịch để tẩy rửa oto, xe máy có tính chất tẩy nhẹ hơn so với loại dùng cho kim loại. Nó giúp tẩy sạch cho thiết bị, nội thất và bề mặt xe. Tuy nhiên, nó sẽ không làm ảnh hưởng đến nguyên liệu, vỏ xe trong quá trình vệ sinh. Bên cạnh việc tẩy rửa, hóa chất này còn mang lại độ bóng cho bề mặt xe, hạn chế khả năng bám bụi và ngăn ngừa tối đa quá trình gỉ sét của linh kiện và phụ tùng xe.
2.4. Hóa chất tẩy rửa gia dụng
Nhóm tẩy rửa gia dụng đã quá quen thuộc đối với người tiêu dùng trong đời sống hằng ngày. Các sản phẩm trong nhóm này điển hình như bột giặt, nước rửa chén, dung dịch lau bếp, tẩy rửa bồn cầu, nước rửa tay, nước tẩy quần áo… Các chất tẩy này thường ở dạng bột, dạng nước, dạng kem. Nó giúp tẩy sạch các vết dầu mỡ, bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt dụng cụ, thiết bị gia dụng. Nhờ đó, không gian sống chúng ta trở nên sạch sẽ, thơm mát và mang lại cuộc sống thoải mái hơn.
Hóa chất tẩy thông cống giúp làm thông thoáng, đánh bay những cặn bẩn, vi khuẩn ở trong đường cống. Có thể sử dụng dạng bột hoặc dạng nước để cuốn trôi những cặn bã gây tắc nghẽn xuống hầm cống.Từ đó mang lại một đường ống thoát nước thông thoáng và sạch sẽ hơn.
3. Lưu Ý Khi Dùng Hóa Chất Tẩy Rửa
Tùy vào sản phẩm sử dụng mà lựa chọn loại tẩy rửa mạnh hoặc nhẹ. Mỗi nhóm hóa chất tẩy có nhiều thương hiệu khác nhau, cần tìm hiểu mua thương hiệu chất lượng cao và không gây ảnh hưởng đến sản phẩm trong quá trình tẩy. Vì có tính tẩy rửa cao nên mang đồ bảo hộ khi dùng hóa chất tẩy này. Nếu không che chắn kĩ càng, khi tiếp xúc hóa chất tẩy quá lâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da, vào đường hô hấp và chuyển đến tác động xấu đến phổi.
Vì thế, các bạn nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng. Chuẩn bị các đồ bảo hộ khi phải sử dụng hóa chất tẩy rửa như găng tay, khẩu trang,.. Tránh tuyệt đối không để hóa chất dính vào da hoặc mắt. Nếu bất cẩn bị hóa chất dính vào, bạn nên rửa sạch chúng với nước nhanh nhất. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì hãy chạy ngay đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn hóa chất tẩy rửa là gì, cũng như các loại hóa chất tẩy rửa thông dụng hiện nay. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên lưu ý một số cách trước khi sử dụng hóa chất tẩy rửa. Tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn liều lượng cho phù hợp nhất. Hy vọng bài viết đã mang thông tin hữu ích đến các bạn.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN