Chất Nhũ Hóa Có Tác Dụng Gì Trong Thực Phẩm Và Mỹ Phẩm ? Đây là chất có vai trò quan trọng trong cả mỹ phẩm và thực phẩm. Nó là chất hoạt động bề mặt, giúp kết hợp 2 phân tử dầu với nước. Kết nối và không bị tách lớp giữa dầu và nước làm cho sản phẩm thành một thể đồng nhất. Trên thị trường, có nhiều loại chất nhũ hoá dùng cho 2 lĩnh vực này. Bài viết sau đây sẽ trình bày cụ thể về công dụng chất nhũ hoá trong mỹ phẩm và thực phẩm. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn.
1. Chất Nhũ Hóa Có Tác Dụng Gì Trong Mỹ Phẩm
Như công dụng cơ bản của chất nhũ hoá, làm giảm sức căng bề mặt của sự phân pha giữa dầu và nước. Đây cũng là một trong những nguyên liệu mỹ phẩm không thể thiếu trong quá trình sản xuất mỹ phẩm. Nhờ vào khả năng kết hợp được dầu với nước, đóng vai trò là chất chống trôi, giúp đồng nhất pha dầu và nước lại với nhau. Pha dầu được phân tán đều trong mỹ phẩm và ngăn các giọt dầu lắng đọng. Cần sử dụng với tỷ lệ phù hợp sẽ giúp ổn định nhũ tương. Đồng thời, ngăn ngừa các sản phẩm mỹ phẩm không bị phân lớp, tách dầu, tách nước.
Dạng hạt nhũ hoá cũng được dùng phổ biến trong mỹ phẩm. Dùng phổ biến là chất bảo quản mỹ phẩm, đây là thành phần thiết yếu trong hầu hết mỹ phẩm. Nó ngăn ngừa và làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi các vi sinh vật sản sinh trong mỹ phẩm. Hoặc do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học cũng gây ra các vi khuẩn có hại. Chất nhũ hoá giúp các phân tử nước và dầu không bị tách ra trong mỹ phẩm. Nhờ vào khả năng đồng nhất kết hợp dầu với nước.
1.1. Phân loại
Chất nhũ hóa dùng trong mỹ phẩm trên thương mại có 2 dạng chủ yếu. Bao gồm chất nhũ hoá tự nhiên hay hoá học. Nó được sử dụng trong quá trình sản xuất 1 loạt mỹ phẩm. Nhưng dạng tự nhiên khó được tìm thấy hơn dạng hoá học. Một số chất nhũ hoá trong mỹ phẩm thông thường:
- Natri Borat: là sự kết hợp giữa Borax và sáp ong
- Polawax: gồm rượu ceteary và polysorbate 60 glyceryl stearate hoặc sorbitan stearate kết hợp với ceteareth-20
- Elmulsifying Wax NF: có các đặc tính của cetyl alcohol và có độ dẻo của stearyl
- Lecithin: là một loại chất nhũ hóa tự nhiên, chứa phospholipid
Một số loại mỹ phầm thường chứa chất nhũ hoá như dầu gội, dầu xả, sữa tắm, các loại kem dưỡng, lotion,…Các chấ tacid stearic, sorbitan stearate, steareth-2, cetyl cũng được dùng để làm các loại kem trị mụn. Lưu ý, các nhà sản xuất nên chú trọng sử dụng đúng tỷ lệ, nồng độ cho phép để đạt hiệu quả tốt nhất.
1.2. Nhóm chất nhũ hoá tự nhiên trong mỹ phẩm
- Chất nhũ hoá tự nhiên W/O: Dạng này dầu bao quanh nước nên tác động lên da trước, sau đó đến nước tác động lên da. Nó là hỗn hợp 3 thành phần được lựa chọn theo tỷ lệ chính xác. Dầu trong hệ này dùng như sáp ong, borax. Được đánh giá là có ứng dụng cao, đa dạng và mức ổn định thành phần cao.
- Chất nhũ hoá tự nhiên O/W: Dạng này dầu được bao quanh bởi nước, có đặc tính nhũ hoá mạnh. Được sử dụng cho quá trình nhũ hoá và công thức cho quy trình nguội với cảm giác vượt trội. Thường được ứng dụng trong sản xuất loại kem dưỡng ẩm, ít nhờn, không gây cảm giác nhờn rít trên da.
2. Chất Nhũ Hóa Có Tác Dụng Gì Trong Thực Phẩm
Chất nhũ hoá thường được dùng trong sản xuất các thực phẩm hiện đại ngày nay. Đây là chất làm giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ với mục đích chính là duy trì dạng nhũ tương đồng nhất các thành phần. Từ đó duy trì được sự ổn định cấu trúc của hệ nhũ tương. Vì dầu và nước không trộn trực tiếp nhưng chúng có thể tạo thành một hệ thống nhũ tương tốt. Bánh kẹo, bơ, maragine, kem, socola, sữa, nước giải khát,..là những thực phẩm thường chứa chất nhũ hoá. Thông thường, người ta sử dụng protein và phospholipid, kết hợp với nhiều chất nhũ hóa dùng trong thực phẩm.
Chất nhũ hóa là một phân tử trong đó một đầu thích ở trong môi trường dầu và đầu kia ở môi trường nước. Về bản chất nhũ tương nên được dùng khi cả hai pha, pha phân tán và pha liên tục là chất lỏng.
Nếu bạn muốn mua Hóa Mỹ Phẩm, hãy tham khảo tạiHóa Mỹ Phẩm
2.1. Tác dụng chất nhũ hoá ở một số thực phẩm
- Ngũ cốc: Chất nhũ hoá cũng như là chất bảo quản và làm ổn định. Nó giúp tăng khả năng chịu khi phối trộn bằng cơ giới, giữ khí khi cho nấm men ít. Giảm thời gian trộn nguyên liệu và tăng khối lượng bánh. Tăng khả năng cắt mỏng và kích thước bề mặt, tăng cấu trúc vật lý.
- Nước giải khát: Giúp duy trì sự phân tán đồng đều của các giọt dầu trong pha nước. Tăng hương vị với tỷ lệ khoảng 0,1%, tạo màu sắc và độ đục. Kéo dài thời gian bảo quản. Cải thiện cấu trúc, giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng, tạo độ nhớt cho đồ uống.
- Cream: Giúp ổn định sản phẩm. Tăng cường sự phân tán của chất béo, sấy, tạo hình, liên kết không khí. tăng khả năng tạo bọt, định hình của cream khi làm lạnh, tạo độ cứng nhất định cho cream. Người ta thường dùng monoglyceride, ester polyoxyethylene sorbitan của acid béo để điều chế cream-sữa.
- Mayonnaise tiệt trùng: làm đồng nhất Mayonnaise chứa dầu. Thường dùng là các phospholipid có trong lòng đỏ trứng. Đây là những chất nhũ hóa thành công đến mức có thể phân tán tới 80% dầu trong pha nước.
3. Những Lưu Ý Khi Dùng Chất Nhũ Hoá Trong Sản Xuất
Hãy lưu ý khi chọn nơi cung cấp chất nhũ hoá. Lựa chọn những công ty chất lượng, uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Thực hiện sản xuất theo đúng quy định pháp luật về liều lượng và tỷ lệ. Chất nhũ hoá phải ở cả dạng cô đặc và pha loãng khi dùng sản xuất. Các vấn đề cần chú ý là an toàn, giá trị HLB cao. Chất nhũ hoá kháng axit, kháng muối, kháng thủy phân tốt và kháng etanol. Cần hiểu rõ cấu trúc, tính chất hóa học, vật lý cùng cách sử dụng của chất nhũ hóa kỹ lưỡng.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN