Chất Lecithin Là Gì & Những Tác Dụng Của Lecithin

Trong cuộc sống hằng ngày, chắc hẳn chúng ta cũng đã từng nghe đến Lecithin. Lecithin là một thành phần trong thực phẩm hoặc một món ăn nào đó. Với những lợi ích mà nó mang lại, đây được coi là một lựa chọn cho những người muốn cách cải thiện Cholesterol và chức năng nội tạng. Ngoài lĩnh vực y tế, hoạt chất Lecithin còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và đời sống. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về Lecithin, giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng Lecithin cũng như những thông tin bổ ích cần biết liên quan đến hoạt chất này.

1. Chất Lecithin Là Gì ?

Lecithin hay còn được gọi là Alpha-phosphatidylcholine, là một chất có vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Đây là một chất tự nhiên thường được tìm thấy nhiều nhất trong đậu nành, hạt hướng dương và trứng. Chất này rất cần thiết cho cơ thể. Nó có vai trò điều hòa lượng Cholesterol trong cơ thể. Đồng thời giúp phục hồi não bộ và tăng cường chống mất trí nhớ. Ngoài ra, nó còn tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào và có mặt trong tế bào của hầu hết các sinh vật sống.

Lecithin cũng là một chất được tìm thấy tự nhiên trong các mô của cơ thể, được tạo thành từ các axit béo. Nhờ vào những tính chất của Lecithin, nó được sử dụng nhiều trong thương mại và y tế. Lecithin hoạt động như một chất nhũ hóa. Nó làm cho chất béo và dầu không trộn lẫn với các chất khác.

Mỡ động vật, cá và ngô ít khi được sử dụng để chế biến Lecithin. Lecithin đậu nành chủ yếu được bán dưới dạng viên nang. Trong khi đó, Lecithin hướng dương có cả dạng bột và dạng lỏng. Lecithin hướng dương không phổ biến như đậu nành. Tuy nhiên, nó là lựa chọn tốt hơn cho những người tránh sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Quá trình chiết xuất cũng ít sử dụng hóa chất hơn Lecithin đậu nành.

Trước đây, Lecithin được sản xuất từ não bò. Về sau, các vấn đề về bệnh bò điên xảy ra nên nó được chuyển sang chiết xuất từ trứng, gan,… Có 2 loại Lecithin phổ biến nhất được sản xuất: Sun Flower Lecithin (Lecithin hạt hướng dương) và Soy Lecithin (Lecithin đậu nành).

Chất Lecithin Là Gì Giới Thiệu
Lecithin Là Chất Giúp Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Cơ Thể

2. Các Loại Lecithin Thường Gặp Là Gì ?

Các loại thực phẩm bổ sung Lecithin thường có nguồn gốc từ đậu nành, hạt hướng dương hoặc trứng. Thông thường, Lecithin được tìm thấy trong đậu nành là phổ biến nhất. Lecithin rất có hiệu quả về mặt kinh tế. Mỡ động vật, cá, ngô đôi khi cũng được sử dụng để sản xuất hoạt chất này. Có 2 loại phổ biến nhất là Lecithin hướng dương được sản xuất ở dạng bột, dạng lỏng và Lecithin đậu nành được sản xuất ở dạng viên nang là nhiều.

Lecithin đậu nành được sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, một số người lại không thích sử dụng chúng vì khả năng gây biến đổi gen. Đậu nành được biến đổi gen trong quá trình sản xuất hàng loạt, còn hạt hướng dương thì không. Hơn nữa, quá trình chiết xuất Lecithin hướng dương cũng nhẹ nhàng hơn.

Để chiết xuất Lecithin hướng dương, người ta sử dụng cách thức ép lạnh. Trong khi đó, Lecithin đậu nành đòi hỏi phải được thêm các loại hóa chất mạnh như Acetone và Hexane trong quá trình sản xuất. Điều này gây hoang mang cho người tiêu dùng khi phải sợ đưa hóa chất vào cơ thể mình.

Công dụng của Soy Lecithin là giúp chống lại lão hóa trên làn da phụ nữ, giữ gìn sắc đẹp và sinh lý nữ. Tương tự như vậy, Sunflower Lecithin công dụng cũng liên quan đến phụ nữ. Đặc biệt là phụ nữ đang cho con bú. Công dụng của Sunflower Lecithin được chiết xuất từ hạt hướng dương, giúp cho sữa mẹ loãng ra không đóng lại thành cục gây tắc tia sữa.

Chất Lecithin Là Gì Phân Loại
Lecithin Hướng Dương Và Lecithin Đậu Nành

3. Những Tác Dụng Của Hoạt Chất Lecithin Là Gì ?

Tác dụng Lecithin là tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức đặc biệt là tổ chức não. Từ đó giúp điều hoà lượng Cholesterol, ngăn ngừa tích luỹ Cholesterol. Giúp thúc đẩy quá trình phân tách và bài xuất nó ra khỏi cơ thể. Nồng độ Lecithine cao có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol trong máu. Công dụng thuốc Lecithin là dưỡng não, làm tăng trí nhớ. Thuốc dùng cho bệnh nhân cao tuổi, lú lẫn, làm giảm hàm lượng Cholesterol trong máu.

Trong thực phẩm, Lecithin là một Phospholipid có tính hoạt động bề mặt, làm bền hệ nhũ tương. Nó là nhân tố phân tán mang lại độ nhớt mong muốn trong giai đoạn đảo trộn và đổ khuôn khi làm bánh. Nó ảnh hưởng đến quá trình tạo tinh thể chất béo, chống lại hiện tượng “fat bloom” (hiện tượng nở hoa trên bề mặt sản phẩm). Từ đó làm giảm sự ảnh hưởng đến bề mặt láng bóng của chocolate. Đồng thời giữ cho nó có vị ngọt ngào trong một thời gian dài.

Tác dụng thuốc Lecithin phong phú khiến nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nó có thể được dùng để điều chế thuốc điều trị bệnh trầm cảm, mất trí nhớ, bệnh gan, bệnh túi mật, bệnh chàm,…Bên cạnh đó, Lecithin còn được dùng trong mỹ phẩm. Là thành phần trong kem dưỡng ẩm và phục hồi da, nuôi dưỡng tế bào. Lecithin giúp da mềm mại, giảm cảm giác thô, nứt và kích ứng.

Chất Lecithin Là Gì Tác Dụng
Lecithin Rất Tốt Cho Người Cao Tuổi

4. Những Rủi Ro Và Biến Chứng Có Thể Gặp Khi Sử Dụng Hoạt Chất Lecithin Là Gì ?

Những người có tiền sử bị dị ứng với trứng hoặc đậu nành nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm để tránh các phản ứng dị ứng.

Lecithin có thể được tìm thấy trong nhiều sản phẩm trứng và thịt động vật. Tuy nhiên, sử dụng Lecithin tự nhiên trong các loại thực phẩm thì không chứa bất kỳ rủi ro nào.

Các chất bổ sung không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ giám sát chất lượng nên tác dụng phụ chưa được tìm hiểu rõ. Những người dùng Lecithin cần phải lưu ý các khuyến nghị về liều lượng và không được vượt quá 5.000 miligam mỗi ngày.

5. Sử Dụng Lecithin Có An Toàn Không ?

Lecithin sẽ an toàn khi nó được sử dụng một cách hợp lý. Tuy nhiên, cần chú ý đến Soy Lecithin. Trong Soy Lecithin có chứa Phytoestrogen, chất này hoạt động gần giống với hooc-môn Estrogen. Khi đưa vào cơ thể người, nó có thể làm xuất hiện một số nguy cơ tiềm tàng.

Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy, những con chuột con có chuột mẹ ăn nhiều đậu nành thường có hiện tượng rối loạn tình dục và các nhận thức hành vi khác. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tình trạng ung thư vú. Bên cạnh đó, trên thế giới hiện nay, hơn 90% đậu nành được sản xuất là các loại đã được biến đổi gen. Có nghĩa là nó có thể chứa hàm lượng thuốc trừ sâu rất lớn và cả chất tẩy trắng.

Chất Lecithin Là Gì Tác Hại
Nên Cẩn Thận Khi Dùng Lecithin Đậu Nành

Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin liên quan đến chất Lecithin là gì và vai trò của nó đối với sức khỏe con người. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên chia sẻ bài viết đến bạn bè của mình để cùng nhau tìm hiểu về loại hoạt chất này các bạn nhé !

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *