Butyl Acetate Là Gì ? Sử Dụng Có Độc Không ?

Butyl Acetate là gì ? Chất này còn được biết đến với tên gọi xăng thơm, dầu chuối. Chúng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp. Vậy công dụng của Butyl acetate là gì mà được sử dụng phổ biến đến thế. Liệu sử dụng chất này có độc hại gì không. Bài viết sau đây sẽ gửi đến các bạn tất tần tật thông tin thú vị xoay quanh chất butyl acetate. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.

1. Butyl Acetate Là Gì ?

Butyl Acetate hay còn được gọi là butyl ethanoate, Butyl axetat, Butyl Acetic Ester, BAC, BA, Acetic Acid … Nó có công thức hóa học là C6H12O2. Đây là một este, tồn tại dạng chất lỏng không màu dễ cháy ở nhiệt độ phòng. Chất này có hương vị đặc trưng và có mùi ngọt của chuối hoặc táo. Bởi vì nó có mùi thơm giống của chuối chín nên hay thường được gọi xăng thơm hoặc dầu chuối.

Chúng được tìm thấy trong nhiều loại trái cây. Nó được sử dụng như một hương vị trái cây tổng hợp trong thực phẩm như kẹo, kem, pho mát, và các món nướng.

Butyl Acetate
Butyl Acetate

1.1. Tính chất vật lý, hóa học của Butyl Acetate

  • Butyl acetate tồn tại dưới dạng chất lỏng trong suốt, không màu và có mùi thơm trái cây giống mùi chuối chín.
  • Điểm nóng chảy: -74oC (199 K, -101°F).
  • Nhiệt độ sôi: 126 °C (399 K, 256°F).
  • Theo phương pháp ASTM E-659 xác định: Điểm bùng cháy 22oC, Nhiệt độ tự cháy 370oC.
  • Áp suất hóa hơi ở nhiệt độ 20oC và áp suất tiêu chuẩn: 10.7kPa.
  • Tỷ trọng hơi ở nhiệt độ 20oC và áp suất tiêu chuẩn: 4 (không khí=1).
  • Độ hòa tan trong nước: 0.7g/100ml (20oC).
  • Giới hạn nồng độ cháy, nổ: 7.6% (V) (% hỗn hợp với không khí).
  • Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới: 1.2% (V) ) (% hỗn hợp với không khí).
  • Khối lượng mol: 116.16 g/mol.
  • Khối lượng riêng: 0.88 g/cm3, lỏng ở 15 oC/59 oF.

2. Ứng Dụng Butyl Acetate Trong Thực Tiễn

Trong công nghiệp sơn, Butyl Acetate có khả năng hòa tan tốt các loại dung môi và độ bay hơi nhanh. Vì thế, chúng rất thuận lợi cho các ứng dụng làm khô, chống đục sơn, tạo hiệu ứng màu cam cho màng sơn và tạo độ bóng tốt cho sơn. Nó gúp làm khô sơn một cách nhanh chóng đồng thời đảm bảo màng sơn có độ phủ đều, kín và độ bóng tốt. Tuy nhiên, chú ý rằng khi kết hợp dung môi butyl acetate uy nhiên vào sơn có nhóm OH tự do (như sơn urethane) sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sơn. Vì thế, các bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin thành phần sơn trước khi sử dụng. Hóa chất này được ứng dụng đặc biệt trong các ngành sản xuất như: Sơn nhà, sơn mài, nhựa, mực in, keo dán, …

Đây còn là thành phần của chất tẩy rửa, hương liệu. Và làm chất trung gian để điều chế hợp chất. Nhờ tính chất hấp thụ nước thấp, khả năng chống lại sự thủy phân và khả năng hòa tan nên được ứng dụng trong các chất tẩy rửa bề mặt kim loại. Butyl acetate có nhiều khả năng ưu việt, chi phí thấp, không gây ô nhiễm môi trường so với các dung môi trước. Chúng không có tính độc cao và không gây hại cho môi trường như toluene, xylene, và ketone. Đây là xu hướng chung ngành công nghiệp hóa chất.

Ứng Dụng Trong Ngành Sơn
Ứng Dụng Trong Ngành Sơn

2.2. Các công dụng khác

  • Butyl Acetate được sử dụng rộng rãi làm chất trích ly trong tế bào dược.
  • Butyl Acetate còn được kết hợp với N-Butanol để làm tăng khả năng chống đục cho các hợp chất khác, tăng khả năng hòa tan trong nhiều trường hợp và giảm độ nhớt của dung dịch.
  • Là thành phần trong việc sản xuất Penicillin. Bởi vì nó có đặc tính duy trì khả năng thẩm thấu tốt. Nhờ vậy nó trở thành thành phần để hỗ trợ cho sự hấp thụ thuốc.
  • Được sử dụng làm hương liệu mùi trái cây tổng hợp. Được thêm vào trong thực phẩm như kẹo, kem, pho mát, thực phẩm đóng gói…
  • Butyl Acetate còn là thành phần của chất tẩy rửa. Nhờ khả năng hấp thụ nước, chống lại sự thủy phân, và hòa tan tốt.
Trong Sản Xuất Thuốc Penicillin
Trong Sản Xuất Thuốc Penicillin

3. Một Số Lưu Ý Về Butyl Acetate Có Độc Không 

Butyl Acetate cũng giống như các biến thể của xăng thông thường, là chất lỏng, bay hơi và dễ cháy. Trước khi sử dụng Butyl acetate, bạn cần tìm hiểu kỹ và chú ý một số khuyến cáo cách sử dụng như sau:

  • Nếu hít xăng thơm vào thời gian dài và nồng độ cao có thể gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…
  • Khi xăng thơm tiếp xúc trực tiếp với da có thể xuất hiện các triệu chứng như khô da, đỏ ửng, mẩn ngứa.
  • Trong trường hợp tiếp xúc trực tiếp với mắt có thể gây đỏ mắt, khô.
  • Cần trang bị đồ bảo hộ lao động như quần áo bao tay, khẩu trang, vật tư theo đúng quy định trước khi sử dụng
  • Nếu chất này dính vào da, mắt và xuất hiện một số triệu chứng nguy hiểm thì bạn cần rửa ngay bằng nước sạch. Đồng thời đến ngay cơ quan y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi y tế.
  • Xăng thơm là chất bắt lửa và dễ gây hỏa hoạn. Vì thế nên bảo quản hóa chất này tại các nơi thoáng mát. Tránh ánh sáng mặt trời và các nguồn lửa.
  • Dung môi Butyl Acetate hay dầu chuối dùng trong thực phẩm thì đây cũng chỉ là dung môi công nghiệp chứ không phải hóa chất dùng cho ngành thực phẩm. Nên rất cần thận trọng với liều lượng khi sử dụng, bởi dung môi cũng mang độc tính nếu dùng số lượng nhiều. Nếu cơ thể tích trữ liều lượng cao gây độc cho cơ thể, có thể dẫn tới ung thư.
Sử Dụng Có Độc Không ?
Sử Dụng Có Độc Không ?

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post