Bột Màu Trong Ngành Nhựa Là Gì ?

Đối với các ngành công nghiệp in ấn, dệt, nhuộm,…nói chung và ngành công nghiệp sản xuất nhựa nói riêng, bột màu trong ngành nhựa ngày nay được sử dụng rất phổ biến. Đây là nguyên liệu giúp tạo màu đơn giản, bền màu trong sản xuất công nghiệp. Tùy theo mỗi ứng dụng khác nhau, chúng ta có thể dùng các loại bột màu khác nhau. Bột màu có loại bột vô cơ, hữu cơ hay các loại màu khác. Chúng thường ở dưới dạng được mài nhuyễn hoặc dạng màu nước….Trong bài viết này, Hóa Chất Trần Tiến sẽ giới thiệu cho các bạn bột màu ngành nhựa là gì và các loại bột màu sản xuất nhựa phổ biến. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé !

1. Bột Màu Trong Ngành Nhựa Là Gì ?

Bột màu công nghiệp được tổng hợp từ các màu vô cơ và hữu cơ. Chúng được tạo thành từ các hạt có kích thước cực nhỏ, gọi là kích thước phân tử. Các phân tử màu này sẽ được nghiền hoặc mài đến kích thước phân tử. Sau đó, chúng sẽ phân tán vào một chất nền bất kì tạo nên màu sắc của sản phẩm. Bột màu trong ngành nhựa là một phân loại của bột phẩm màu công nghiệp. Loại này được tạo ra từ các chất hóa học tổng hợp. Các chất hóa học này sẽ được ép và nén thành bột. Trong quá trình sản xuất, bột màu cho ngành nhựa sẽ được pha trộn. Nên chúng được gọi là bột màu pha nhựa, để tạo màu cho sản phẩm. Từ đó làm nên sự đa dạng về màu sắc cho thành phẩm cuối cùng.

Trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa, màu sắc đóng vai trò quan trọng. Nó là yếu tố mang tính quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng đến dòng sản phẩm. Đồng thời, bên cạnh chất lượng, màu sắc còn là tiêu chí quyết định để đưa một dòng sản phẩm ra ngoài thị trường.

Hiện trên thị trường ngày nay có đa dạng các loại bột màu trong ngành nhựa. Tuy nhiên, khách hàng cần sáng suốt lựa chọn các sản phẩm sao cho đảm bảo chất lượng để tạo ra thành phẩm tốt nhất. Về chỉ tiêu màu sắc, cần đảm bảo độ phân tán màu ổn định, tốt, ít bị di hành, bền với thời tiết, nhiệt độ và thời gian. Để biết được loại bột nào có độ phân tán tốt, cần chú ý về kích cỡ bột màu. Kích cỡ bột màu phải đạt từ 0.01-1µm (10-6 mm).

Bột Màu Trong Ngành Nhựa Giới Thiệu
Bột Màu Trong Ngành Nhựa

2. Phân Loại Bột Màu Trong Ngành Nhựa

Cùng với nhu cầu sử dụng bột màu trong ngành nhựa ngày nay ngày càng tăng cao, các loại bột màu khác nhau cũng được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các bạn hãy cùng Hóa Chất Trần Tiến tìm hiểu về một số loại bột màu phổ biến được sử dụng trong ngành nhựa nhé !

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về bột màu xám nhựa tham khảo tại Bột Màu Xám Nhựa

2.1. Bột màu vô cơ

Từ thời tiền sử, con người xa xưa đã sử dụng loại bột màu này. Đây là loại bột màu có nguồn gốc từ khoáng chất. Trong đó, một số loại vẫn còn được dùng cho đến hiện nay, ví dự như oxit sắt. Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng loại bột màu vô cơ này, nhưng là ở dạng tổng hợp, gồm có bột màu trắng, màu đen và các màu khác. Mục đích là để hạn chế khai thác, giảm thiểu chi phí.

Bột màu vô cơ chủ yếu được ứng dụng trong ngành sản xuất nhựa. Nó có ưu điểm là kháng nhiệt, chịu được ánh sáng, thời tiết, di hành và hóa chất. Ngoài ra, giá thành cũng thấp hơn so với bột màu hữu cơ. Bên cạnh đó, bột màu vô cơ cũng có các khuyết điểm. Màu của bột vô cơ không tươi, cường độ màu không mạnh và sắc màu đục vì chỉ số khúc xạ cao.

Bột Màu Trong Ngành Nhựa Vô Cơ
Bột Màu Vô Cơ

2.2. Bột màu hữu cơ

Bột màu hữu cơ bao gồm một số loại như:

  • Bột màu azo: Đây là loại bột màu hữu cơ được sử dụng nhiều nhất. Khi sử dụng nó như một loại bột màu trộn nhựa, nó rất dễ hòa tan trong nhựa, tuy nhiên lại dễ di hành. Bột màu azo có cấu trúc đơn giản, nó chứa một hoặc nhiều nhóm azo (-N=N-). Để tăng khả năng kháng di hành của màu azo, người ta thường thêm vào các oxit sắt hoặc các nhóm chức như nhóm amide (-NHCO-).
  • Đồng Phthalocyanine (Copper Phthalocyanine): Đây là loại màu hữu cơ đơn quan trọng nhất. Chúng tạo ra màu xanh rực rỡ, bền bỉ với thời tiết, nhiệt độ, di hành, axit và kiềm. Hơn nữa, giá thành bột dạng này cũng rất rẻ mặc dù nó có cấu trúc dạng phức.
  • Dye: Đối với bột màu dye, loại hợp chất béo và thơm được quan tâm đặc biệt. Chúng thường là màu dye azo hoặc anthraquinone cấu trúc đơn giản. Vì màu dye dễ bị di hành nên thường được sử dụng trong các loại nhựa có nhiệt độ chuyển thủy tinh cao hơn nhiệt độ phòng như: PS, PMMA, uPVC. Loại này có đặc trưng là trong, tươi và độ bền màu cao. Các màu quan trọng như vàng, đỏ và cam.
Bột Màu Trong Ngành Nhựa Hữu Cơ
Bột Màu Hữu Cơ

2.3. Các loại bột màu đặc biệt

Ngoài 2 loại bột màu cơ bản trên, bột màu trong ngành nhựa còn có một số loại đặc biệt khác. Những loại này thường không được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, chúng cũng có thể mang lại những công dụng trong các trường hợp đặc biệt.

  • Màu huỳnh quang: Loại này có khả năng biến đổi ánh sáng UV thành màu thấy được. Mức độ phản xạ ánh sáng cao nên màu sắc rất bắt mắt. Ứng dụng bột huỳnh quang thường là trong đồ chơi, bao bì vì màu dye huỳnh quang hoạt động ở dạng bột trương nở nên tính chất kháng dung môi vẫn kém, ít bền ánh sáng. Nếu dùng loại màu này người ta phải sử dụng nồng độ cao.
  • Màu xà cừ: Có dạng vảy mica mỏng được phủ titan dioxit. Dạng vảy làm một phần phản xạ, một phần truyền suốt ánh sáng tới. Phản xạ đồng thời nhiều lớp vảy định hướng tạo ra sắc màu xà cừ đặc trưng. Bột tạo cảm giác bóng bẩy, long lanh, bắt sáng cho sản phẩm. Khi bề dày hạt màu phù hợp thì tạo màu bởi hiện tượng nhiễu sóng ánh sáng.
  • Màu ánh kim: Màu tạo vẻ lấp lánh, nổi bật cho sản phẩm. Dựa trên vảy nhôm phân tán mịn, chúng được sử dụng đồng thời với các màu kim loại hoặc kết hợp với màu hữu cơ trong tạo ra hiệu ứng màu kim loại mới.
Bột Màu Huỳnh Quang
Bột Màu Huỳnh Quang

3. Những Ưu Điểm Khi Sử Dụng Bột Màu Trong Ngành Nhựa

Điều đầu tiên khi nhắc đến màu sắc của sản phẩm, người ta sẽ nghĩ ngay đến bột màu. Muốn tạo ra bất kỳ thành phẩm nhựa nào cũng cần sử dụng đến màu. Tuy nhiên, vì sao bột màu ngành nhựa luôn được nhiều người ưa chuộng sử dụng nhiều hơn các loại tạo màu khác ? Là loại được ứng dụng nhiều nhất trong các loại tạo màu, bột màu có những ưu điểm vượt trội khiến nó được lựa chọn sử dụng nhiều đến vậy.

  • Dễ sử dụng: Sản phẩm không chứa dung môi, tạp chất bảo quản, lên màu nên sử dụng rất đơn giản. Khi sử dụng, chỉ cần trộn với nhựa là sử dụng được. Điều chỉnh đậm nhạt cũng dễ dàng. Khi lên màu sản phẩm được đều, không bị vón cục như những loại khác.
  • Dễ vận chuyển, bảo quản: Bột ở dạng khô, rắn nên không bị biến chất khi để trong hộp, thùng đựng hay khi di chuyển. Bạn chỉ cần bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát là được. Khi vận chuyển, chỉ cần bỏ lên xe và mang đi bất cứ đâu.
Màu Nhựa Vận Chuyển
Vận Chuyển Dễ Dàng

4. Những Lưu Ý Khi Chọn Mua Bột Màu Trong Ngành Nhựa

Thị trường ngày nay có rất nhiều nơi bán bột màu cho ngành nhựa. Chính vì vậy, để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng, cần lưu ý một số điều khi mua như sau:

  • Nguồn gốc bột: Khách hàng nên lưu ý, nên mua những nơi mà chúng ta biết rõ nguồn gốc của bột. Bột nhựa nhập khẩu từ đâu, sản xuất tại đâu,…Nếu cần thiết, hãy xin phép được xem đầy đủ hóa đơn, chứng từ từ nơi chúng ta chuẩn bị mua.
  • Bảo hành rõ ràng: Chọn những nơi mua có bảo hành, cam kết về chất lượng với khách hàng. Nên chọn những nơi có chính sách bảo hành đầy đủ, rõ ràng, sẵn sàng chịu mọi trách nhiệm với sản phẩm của mình.

5. Hóa Chất Trần Tiến – Nơi Bán Bột Màu Ngành Nhựa Uy Tín, Chất Lượng, Giá Thành Hợp Lý

Hóa Chất Trần Tiến là doanh nghiệp uy tín, được hàng nghìn khách hàng tin tưởng lựa chọn trong nhiều năm qua. Chúng tôi chuyên cung cấp bột màu xám nhựa, bột màu công nghiệp với cam kết chính hang, chất lượng hàng đầu. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp hóa chất, tinh mùi với giá thành hợp lý, rẻ nhất thị trường. Quý khách muốn mua sản phẩm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn nhanh nhất.

Thông tin liên hệ mua hàng Hóa Chất Trần Tiến

  • Địa chỉ: Phòng 10, Tầng Lửng, 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, Phường 14, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0983 838 250 (Ms Thuỷ)
  • Email: nhuthuy250@gmail.com
  • Website: hoachattrantien.com

Trên đây là một vài thông tin Hóa Chất Trần Tiến muốn chia sẻ với các bạn về định nghĩa bột màu trong ngành nhựa, phân loại bột màu, những ưu điểm khi sử dụng bột màu trong ngành nhựa. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trau dồi thêm kiến thức cho bản thân mình. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé !

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *