AXIT LÀ GÌ ? TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT – ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG

Axit là yếu tố không thể thiếu đối với sự sống. Chúng có mặt xung quanh chúng ta và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sư tồn tại của sinh vật.
Vậy axit là gì? Có những loại axit nào, tính chất của chúng ra sao . Hãy cùng chúng tôi cập nhật kiến thức về axit qua nội dung bài viết sau.

1. Axit là gì ?

Cụm từ axit dùng đề cập đến một hợp chất hóa học có công thức HxA ( trong đó x là chỉ số của nguyên tử H, A là gốc Axit). Chúng có vị chua và tan trong nước để hình thành các dung dịch có độ pH < 7. Độ pH càng lớn thì tính axit càng yếu, độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh.

2. Có những loại nào? Phân loại axit

Có nhiều loại Axit khác nhau, chủ yếu người ta dựa vào một số tiêu chí để phân loại chúng như sau:

2.1. Dựa vào tính chất hóa học

– Acid mạnh: acid sulfuric H2SO4, acid clohydric HCl, acid nitric HNO3,…
– Acid yếu: Acid cacbonic H2CO3, Hydro sunfua H2S,…

2.2. Dựa vào nguyên tử oxy

Acid không có oxi: HCl, HI, H2S, HBr, HF…
Acid có oxi: H2SO4, H3PO4, H2CO3, HNO3,…

2.3. Phân loại khác

Acid vô cơ: HCl, HNO3, H2SO4,…
Acid hữu cơ – RCOOH: HCOOH, CH3COOH,…

axit
Phân Loại Acid

3. Cách xác định một axit mạnh hay yếu

– Căn cứ vào sự linh động của Hydro trong axit. Nếu H càng linh động, tính acid càng mạnh và ngược lại.
– Còn với những axit có oxy trong cùng một nguyên tố, càng ít oxy, acid càng yếu
HClO4 > HClO3> HClO2> HClO
– Riêng với các acid của nguyên tố trong cùng chu kỳ, khi các nguyên tố ở hóa trị cao nhất, nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng yếu thì acid đó càng yếu.
HClO4> H2SO4> H3PO4

– Với acid của nguyên tố cùng nhóm A
+ Acid có oxy: Tính acid tăng dần từ dưới lên: HIO4 < HbrO4< HClO4
+ Acid không có oxy: Tính acid giảm dần từ dưới lên: HI > HBr> HCl> HF
– Với acid hữu cơ RCOOH
+ Nếu R đẩy electron (gốc R no) thì tính axit giảm
HCOOH> CH3COOH> CH3CH2COOH> CH3CH2CH2COOH> n-C4H9COOH.
+ Nếu R hút e (gốc R không no, thơm hoặc có nguyên tố halogen,…), tính acid sẽ mạnh

Axit
Cách Xác Định Acid Mạnh Hay Yếu

4. Những tính chất của axit

4.1 Tính chất vật lý 

  • Có vị chua và tan trong nước
  • Do là chất điện li nên có khả năng dẫn điện.
  • Nếu tiếp xúc với acid mạnh, có cảm giác đau nhói.
axit
Tính Chất Vật Lý Của Axit

4.2 Tính chất hóa học

  • Làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, giấy chỉ thị pH,…)
  • Tác dụng được với một số kim loại tạo thành muối và giải phóng hydro
  • Tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới
  • Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
  • Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối + nước
axit
Tính Chất Hóa Học Của Acid

5. Một số ứng dụng quan trọng của acid trong cuộc sống

  • Ứng dụng được nhiều người biết đến nhất của acid là loại bỏ gỉ sét và sự ăn mòn từ kim loại.
  • Riêng đối với Acid Sunfuric được dùng làm chất điện phân trong sản xuất pin xe hơi.
  • Acid Cacboxylic có thể được dùng để tạo ra este.
  • Còn Acid Clohydric được ứng dụng trong ngành công nghiệp khai thác dầu, hỗ trợ đắc lực trong việc khoan các giếng dầu.
  • Trong ngành chế tác kim hoàn, người ta hay kết hợp HCl và HNO3 đặc trộn với nhau tỷ lệ 3:1 để hòa tan vàng với bạch kim.
  • Ngoài ra trong ngành sản xuất phân bón amoni nitrat người ta hay dùng amoniac tác dụng với acid nitrat.
Ứng Dụng Loại Bỏ Rỉ Sét Của Axit

6. Một số acid phổ biến

  • Acid Citric
  • Acid Sulfuric H2SO4
  • Acid Clohydric HCl
  • Acid Acetic

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post