Axit Clohydric Là Gì ? Vai Trò Gì Đối Với Cơ Thể

Axit Clohydric Là Gì ? Đây là một trong những hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Bởi vì nó được ứng dụng nhiều với vai trò là nguyên liệu chính hoặc chất xúc tác.

Tuy phổ biến nhưng ít ai biết axit clohydric là gì, tính chất và công dụng. Nó có những đặc điểm tính chất và cấu tạo ra sao? Có vai trò gì trong công nghiệp và trong cơ thể. Bài viết sau đây sẽ trình bày tất tần tật về hóa chất Axit Clohydric. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.

1. Axit Clohydric Là Gì ?

Axit Clohidric là một hợp chất vô cơ có tính axit mạnh, với công thức hóa học là HCL. Nó tồn tại ở 2 dạng đó là lỏng và khí. Axit Clohidric còn có các tên gọi khác như Axit clohyđric, Axit hiđrocloric, Axit muriatic, Cloran.

Ở dạng khí, axit clohydric không màu, mùi xốc nặng, tan trong nước, nặng hơn không khí, dễ bay hơi. HCl loãng là ở dạng dung dịch. Dung dịch HCl đậm đặc nhất có nồng độ tối đa là 40%, có màu vàng ngả xanh lá. Ở dạng đậm đặc axit này có thể tạo thành các sương mù axit. Hóa chất này sẽ tan trong nước 725 g / L ở 20 ° C và có trọng lượng 36,5 g / mol. 

HCl là một trong những loại axit được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dược phẩm, hóa học và trong xây dựng các chế phẩm, … Lưu ý:  HCl có khả năng ăn mòn các mô con người, gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da và ruột.

Axit Clohydric Là Gì
Axit Clohydric Là Gì

2. Các Tính Chất Của Axit Clohydric

2.1. Tính chất vật lý

  •  Ơ dạng khí thì HCl không màu, có mùi xốc, nặng hơn không khí và tan nhiều trong nước, tạo dung dịch axit mạnh.
  •  Còn ở dạng lỏng, HCl loãng không màu. Ở dạng đậm đặc 40%, axit HCl có màu vàng ngả xanh lá và có thể tạo thành sương mù axit, có khả năng ăn mòn và làm tổn thương các mô của con người.
  •  Độ hòa tan trong nước: 725g/l ở 20 độ C.
  •  Trọng lượng phân tử: 36,5 g/mol.
  •  Đặc biệt dung dịch HCl dễ bay hơi.

2.2. Tính chất hóa học

Axit HCl làm quỳ tím chuyển đỏ (dấu hiệu nhận biết HCl)

– Khi HCl tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học ( trừ Pb) tạo thành muối và khí Hydro

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑

– HCl có tính oxy hóa: Tác dụng oxit kim loại tạo thành muối clorua + nước (kim loại không thay đổi hóa trị)

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

– Tác dụng bazơ tạo thành muối clorua + nước

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

– HCl tác dụng với muối có gốc anion hoạt động yếu hơn tạo thành muối mới và axit mới, sản phẩm được tạo thành có thể kết tủa, khí bay lên hoặc là một axit mới yếu hơn

AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

CaCO­3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑

– HCl có tính khử khi tác dụng với chất có tính oxy hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, …axit clohydric có tính khử.

6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O

2HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + H2O

14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O

16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O

Axit Clohydric
Tính Chất Hóa Học Của Axit Clohydric

3. Ứng Dụng Của Axit Clohydric Là Gì 

3.1. Tẩy gỉ, tẩy rửa

Axit clohydric trong kỹ thuật có nồng độ 18%, dùng để tẩy rỉ sắt, nghĩa là tẩy oxit sắt trên thép. Sau đó dùng thép để cán, mạ điện và các công trình khác. Đây còn là nguyên liệu trong sản xuất hợp chất hữu cơ trong sản xuất PVC. Nó được dùng trong các ứng dụng ăn mòn nhôm hay làm sạch kim loại. Việc tập hợp các chất khác từ cacbon hay hợp kim và thép không gỉ để chuẩn bị thép cho những dự án xây dựng và những thiết bị gia dụng.

Bên cạnh đó, nhờ tính ăn mòn mạnh có thể loại bỏ các vết bẩn dễ dàng, HCl được sử dụng để làm chất tẩy rửa bồn cầu. Còn tẩy nền gạch đá hoa cùng nhiều loại đồ sứ khác. Dùng để rửa các cation từ các loại nhựa đem lại loại nước đã được khử khoáng. Công dụng này được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp hóa, sản xuất nước uống, và một số ngành công nghiệp thực phẩm.

Tẩy Gỉ Thép
Tẩy Gỉ Thép

3.2. Trong sản xuất các hợp chất vô cơ 

Axit HCL được dùng để sản xuất các hợp chất vô cơ theo phản ứng axit – bazơ. Nhằm tạo ra sản phẩm là hợp chất vô cơ. Hợp chất này sử dụng làm chất keo tụ và chất đông tụ. Với tác dụng làm lắng các thành phần trong quá trình xử lý nước thải, sản xuất nước uống,… Và sản xuất giấy hoặc việc mạ điện và kẽm clorua cho công nghiệp mạ và sản xuất pin.

Ngoài ra, sử dụng axit clo để kiểm soát và trung hòa độ pH. Bởi vì HCl có tính axit nên dùng để điều chỉnh độ kiềm của dung dịch. Sử dụng axit clohydric để tái tạo trao đổi ion. Và trung hòa nước thải và xử lý nước hồ bơi.

Sản Xuất Các Hợp Chất Vô Cơ
Sản Xuất Các Hợp Chất Vô Cơ

3.3. Tái sinh bằng cách trao đổi ion và trong thực phẩm

Việc trao đổi cation được sử dụng rộng rãi để loại bỏ các ion Na + và Ca2 + khỏi dung dịch nước. Nhằm để sản xuất nước làm mềm. Người ta thường dùng axit HCl này để rửa các cation khỏi nhựa. Bộ trao đổi ion và nước làm mềm được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp hóa chất, sản xuất nước uống và một số ngành công nghiệp thực phẩm.

HCl được sử dụng làm chất kết tụ và đông tụ cho các thành phần kết tủa trong xử lý nước thải, sản xuất nước uống, sản xuất giấy hoặc mạ điện,… Và clorua kẽm trong ngành mạ điện và sản xuất pin.

Trong thực phẩm, hợp chất này cũng được sử dụng để làm chất khử axit. Điển hình như trong một số loại nước ép, nước sốt và đồ hộp nhằm tăng hương vị và bảo quản thức ăn được lâu hơn.

HCl Làm Chất Khử Axit Trong Thực Phẩm
HCl Làm Chất Khử Axit Trong Thực Phẩm

3.4. Axit Clohydric có vai trò gì trong dạ dày ?

Trong dạ dày, Axit Clohydric hay còn được gọi là Axit dạ dày. Đây là một trong những chất chính do dạ dày tiết ra. Nó tạo thành môi trường axit trong dạ dày, và tạo môi trường axít trong dạ dày với pH từ 1 đến 2. Thông thường sử dụng axit HCL để tạo ra các hợp chất vô cơ thông qua phản ứng axit-bazơ để tạo ra các hợp chất vô cơ.
HCl Trong Dạ Dày
HCl Trong Dạ Dày

4. Các Phương Pháp Điều Chế Axit Clohydric Là Gì

4.1. Trong phòng thí nghiệm

Axit Clohydric được điều chế bằng phương pháp sunfat có thể đạt nồng độ lên đến 40% với phương trình điều chế diễn ra theo 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl (150 – 250 ºC)
  • Giai đoạn 2: 2NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO­4 + 2HCl (500 – 600 ºC)

Sản phẩm được tạo thành có độ tinh khiết cao nhưng không được dùng để sản xuất HCl thương mại vì giá axit sulfuric đắt hơn axit clohydric.

4.2. Trong công nghiệp

Axit clohydric được điều chế trong công nghiệp thường có nồng độ 32 – 34 % với phương trình điều chế sau:

H2 + Cl2 → 2HCl (> 2000 ° C)

– HCl được tổng hợp trực tiếp từ khí clo và khí hydro nên sản phẩm có độ tinh khiết cao.

– Để đảm bảo phản ứng diễn ra hoàn toàn, lượng hydro được cung cấp cao hơn clo khoảng 1 – 2%.

– Chi phí sản xuất cao vì các chất phản ứng có giá thành cao.

– Hỗn hợp khí hydro và clo có khả năng gây nổ nên cần những thiết bị đặc biệt có khả năng chịu nhiệt cao.

5. Lưu Ý Khi Sử Dụng Axit Clohydric

  • Trước khi tiếp xúc trực tiếp với Axit Clohidric, các bạn cần phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Điển hình như găng tay cao su khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ …
  • Tránh đổ hóa chất ra ngoài. Nếu xảy ra tình trạng rơi vãi hóa chất, hãy rửa ngay khu vực bị tràn axit clohydric bằng nước. Xối rửa sạch những nơi bị Axit Clohidric rơi vãi.
  • Khi bị Axit Clohidric bắn vào người phải nhanh chóng dùng nước xối rửa nhiều lần cho đến khi hết cảm giác ngứa hoặc nếu bắn vào mắt phải đưa đến cơ sở y tế để xử lý.
  • Bảo quản axit ở nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp và mưa.
  • Không để axit tiếp xúc với kim loại.
  • Kho bãi chứa cần có các biện pháp để tránh các nguy cơ gây nên đổ vỡ, rò rỉ axit ra ngoài.
  • Tuyệt đối không bảo quản chung với các chất dễ cháy, các chất ôxy hóa (đặc biệt Axit Nitric HNO3 và các hợp chất Clorat).

6. Tác Hại Của Axit Clohydric Đối Với Môi Trường Và Con Người

  • Khi tiếp xúc nhiều với hơi axit HCl có thể gây nhiễm độc, viêm dạ dày, viêm phế quản mãn tính, mẩn đỏ, tổn thương da hoặc bỏng nghiêm trọng, giảm thị lực,….
  • Trường hợp tiếp xúc lâu với khí HCl có thể gây khàn giọng, loét đường hô hấp, đau tức ngực, làm tê liệt các chức năng của hệ thần kinh trung ương,.…
  • Gây bỏng, tụ máu, tích nước ở phổi nếu bị nặng,…
  • Làm cây cối chậm phát triển, giảm độ mỡ nóng của lá cây, khiến các tế bào biểu bì của lá cây co lại,…thậm chí chết cây nếu tiếp xúc với HCl nồng độ cao.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post