Axit Benzoic là gì ? Công dụng của nó ra sao ? Cách thức bảo quản Benzoic như thế nào ? Là những câu hỏi mà người tiêu dùng luôn quan tâm, tìm kiếm trước khi mua hàng. Tất cả những câu hỏi đó sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.
1. Axit Benzoic Là Gì ? Cấu Tạo Phân Tử
1.1 Axit Benzoic là gì
Axit Benzoic hay còn được bết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Benzene Carboxylic Acid, Carboxybenzene hay Dracylic Acid. Công thức hóa học được viết dưới dạng C7H6O2 hoặc C6H5COOH.
Đây là một hợp chất dạng Axit Cacboxylic thơm đơn giản nhất với nhiều ứng dụng như chất chống khuẩn, chống nấm mốc và các vi sinh vật gây hại khác…
Nếu cần mua benzoic bạn có thể tham khảo thêm tại Axit Benzoic
1.2 Cấu tạo phân tử Axit Benzoic
2. Tính Chất Vật Lý Và Hóa Học Của Axit Benzoic Là Gì ?
2.1 Tính chất vật lý
Axit Benzoic là một hợp chất hữu cơ có dạng tinh thể rắn, màu trắng, vị hơi đắng. Tan được trong nước nóng, đặc biệt tan vô hạn trong este.
- Khối lượng riêng là là 1,32 g/cm3, ở thể rắn
- Khối lượng phân tử là 122,12 g/mol
- Điểm sôi là 249 độ C
- Điểm nóng chảy là là 122,4 độ C
- Độ hòa tan trong nước là 3.4 g/l (25 độ C)
- pH: 2,5 – 3,5 ở 20 độ C
2.2 Tính chất hóa học của Axit Benzoic là gì ?
- Khi cho Axit Benzoic tác dụng với kim loại sẽ giải phóng khí Hidro
2Na + 2C6H5COOH → H2 + 2C6H5COONa - Khi cho Axit Benzoic tác dụng với Bazơ sẽ giải phóng nước cùng chất Kali Benzoat
KOH + C6H5COOH ⟶ H2O + C6H5COOK - Ngoài ra khi cho Benzoic phản ứng với Oxit sẽ tạo ra kim loại cùng với nước, đồng thời giải phóng khí CO2
15CuO + C6H5COOH ⟶ 15Cu + 3H2O + 7CO2
3. Điều Chế Axit Benzoic
3.1 Phương pháp điều chế Axit Benzoic trong công nghiệp
– Trong công nghiệp để điều chế Benzoic lượng lớn người ta thường áp dụng phương pháp oxy hóa dần toluen dưới sự xúc tác của coban hặc mangan naphthenat. Minh họa bằng phương trình phản ứng sau:
3CO2 + 2C6H5CH3 → 2H2O + 2C6H5COOH
– Ngoài ra cũng còn một số phương pháp khác được minh họa bằng các phương trình dưới đây
3H2SO4 + 2KMnO4 + C6H5CHCH2 ⟶ 4H2O + 2MnSO4 + K2SO4 + CO2 + C6H5COOH
9H2SO4 + 6KMnO4 + 5C6H5CH3 ⟶ 14H2O + 6 MnSO4 + 3K2SO4 + 5C6H5COOH
3.2 Phương pháp điều chế Axit Benzoic trong tự nhiên
Trong tự nhiên chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy Axit Benzoic trong vỏ các loại cây ăn quả quen thuộc như mận, xoài, quất, hồi và anh đào,…
3.3 Điều chế Benzoic trong phòng thí nghiệm
Riêng trong phòng thí nghiệm người ta thường áp dụng phương pháp thủy phân benzonitrile để điều chế C7H6O2
4. Công Dụng Của Axit Benzoic Là Gì ?
- Trong ngành công nghệ thực phẩm Axit Benzoic được xem là một chất phụ gia thực phẩm. Nhất là trong các sản phẩm như hoa quả ngâm đường, tương ớt, các sản phẩm nước trái cây, sữa lên men và bánh kẹo…
- Bên cạnh đó hóa chất này cũng được ứng dụng vào trong các sản phẩm mỹ phẩm, nó đóng vai trò như chất dưỡng ẩm trong một số loại mỹ phẩm.
- Trong ngành dược phẩm, dược liệu Benzoic được xem là thành phầm của một số loại thuốc như Whitfield, Benzoin và Friar’s balsam…
5. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Cách Thức Bảo Quản Axit Benzoic
5.1 Lưu ý khi sử dụng
- Axit Benzoic sẽ gây độc cho người ở liều lượng 6mg/kg thể trọng
- Theo cơ quan quản lý thực phẩm thì ở hàm lượng 0.1 % Axit Benzoic hàm lượng là an toàn. Nhưng nếu dùng quá nhiều và trong thời gian dài vượt quá ngưỡng cho phép sẽ không còn an toàn.
- Một vài nghiên cứu cho thấy Axit Benzoic có thể gây hiếu động ở trẻ em. Đồng thời khi kết hợp với Vitamin C sẽ tạo thành hợp chất gây ung thư. Ngoài ra hóa chất này còn tác động hệ hô hấp và hệ thần kinh trung ương và gây kích ứng mắt nặng…
5.2 Cách thức bảo quản
Axit Benzoic cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng hay nguồn nhiệt trực tiếp. Sau mỗi lần sử dụng nếu sản phẩm còn thừa nên lưu trữ và bảo quản đúng cách. Nếu có tiêu hủy thì không được đổ trực tiếp xuống hệ thống cống rãnh mà phải liên hệ cơ quan chủ quản nhờ họ can thiệp…
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN