Aspartame Tiểu Đường còn khá ttương đối mới lạ đối với mọi người. Vì chúng ta thường sử dụng đường mía, đường tự nhiên trong các món ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường rất quan tâm đến việc lựa chọn sử dụng đường trong ăn uống. Hiện nay có nhiều loại đường cho người ăn kiêng hoặc tiểu đường. Nó giúp cho bữa ăn không bị nhạt nhẽo nhưng vẫn giữ được đường huyết ở mức an toàn. Trong đó phổ biến có đường aspartame và một số loại đường ăn kiêng thông dụng khác. Để kiểm soát lượng đường an toàn trong cơ thể, xin mời các bạn xem qua bài viết sau. Hy vọng bài viết sẽ mang đến thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Đường Ăn Kiêng Và Cho Người Tiểu Đường Là Gì ?
Thông thường, chúng ta thường sử dụng đường mía, đường tự nhiên trong các món ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, loại đường bình thường này có hàm lượng calo rất lớn. Dẫn đến insulin phải hoạt động mạnh hơn để chuyển hóa nó. Vì thế, các bệnh nhân tiểu đường rất thận trọng lựa chọn đường vì loại đường thông thường sẽ gây hại cho họ.
Chính vì thế, nhà nghiên cứu ra một loại đường dành riêng cho người tiểu đường. Đây là các loại đường nhân tạo, có vị ngọt gấp trăm lần đường tự nhiên. Nhưng lại không sản sinh hoặc sản sinh rất ít năng lượng. Loại đường này thích hợp nhất để người tiểu đường và người ăn kiêng sử dụng. Hiện nay, loại đường này được chia làm 2 loại là chất ngọt dinh dưỡng và chất ngọt không có giá trị dinh dưỡng. Đặc điểm của chất ngọt không có giá trị dinh dưỡng là không chứa calo, năng lượng và không làm thay đổi đường máu. Đây là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh tiểu đường.

1.1. Đường cho người tiểu đường dùng có tốt không ?
Loại đường này là giải pháp hiệu quả cho những ai tiểu đường mà vẫn thèm đồ ngọt. Dễ dàng thêm những loại đường này vào gia vị, đồ ăn, đồ uống hàng ngày để sử dụng. Nó tạo vị ngọt giống như những loại đường thông thường. Tuy nhiên, điểm nổi bật của chúng sẽ hầu như không làm tăng đường huyết của bệnh nhân. Điểm tốt của đường không calo này chính là giữ cho mức đường huyết được ổn định. Không làm tăng đường huyết lên.
Cục FDA ( Cục quản lý thực phẩm – dược phẩm Hoa Kỳ ) đã phê chuẩn 6 loại đường an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng liều lượng khuyến cáo sử dụng. Hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng cá nhân trước khi sử dụng. Nhưng không phải loại đường nào cũng tốt. Dưới đây sẽ trình bày các loại đường thay thế hay chất tạo ngọt nào tốt và phù hợp với người tiểu đường.
Nếu bạn muốn mua Aspartame, hãy tham khảo tại Aspartame
2. Các Loại Đường Ăn Kiêng Và Cho Người Tiểu Đường Thông Dụng
2.1. Đường Aspartame
Đường Aspartame tiểu đường rất phổ biến sử dụng. Loại đường này được chứng minh rằng không có giá trị dinh dưỡng, và có sản sinh một ít calo nhưng không đáng kể. Nó ngọt hơn gấp 200 lần đường thông thường. Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), Hội Y Khoa Hoa Kỳ đã xác nhận đường Aspartame tiểu đường là an toàn sử dụng. Chất tạo ngọt nhân tạo này rất phổ biến đã có mặt trên thế giới từ những năm 1980.
iTuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy aspartame tiểu đường có thể gây tác dụng phụ tiêu cực khi dùng quá liều. Điển hình như xuất hiện chứng đau nửa đầu, bệnh bạch cầu, ung thư hạch và ung thư vú. Vì thế, các bệnh nhân nên tìm hiểu tình trạng cá nhân trước khi sử dụng. Các bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng được loại này. Nhưng lưu ý những bệnh nhân có rối loạn phenylketonuria nên không dùng.
Nhược điểm loại đường này rất dễ bị phân hủy nên không được dùng trong nấu ăn. Nó có thể thay đổi màu sắc, mùi vị ở nhiệt độ cao nên chỉ thích hợp với đồ ăn, đồ uống nguội. Theo FDA, lượng đường aspartame một người có thể hấp thụ hàng ngày là 50 mg/kg trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, với một người nặng 60 kg thì lượng đường sucralose tiêu thụ không nên vượt quá 3000 mg (3 lạng).

2.2. Đường Saccharin
Đường Saccharin là loại đường lần đầu tiên được tổng hợp và sử dụng tại Mỹ vào năm 1879. Loại đường này ngọt hơn đường tự nhiên từ 300 – 500 lần nhưng lại không sản sinh ra calo. Các nghiên cứu của Mỹ cho rằng saccharin không ảnh hưởng đến hoạt động của insulin trong cơ thể. Vì thế, nó có thể khiến đường huyết ổn định hơn.
Loại đường này chịu được nhiệt nên có thể dùng trong nấu ăn. Cục FDA đã phê chuẩn an toàn sử dụng mặc dù có 1 nghiên cứu 1970 cho rằng saccharin có liên quan đến bướu bang quang. Nhưng lưu ý không dùng cho phụ nữ mang thai.

2.3. Đường Sucralose
Đường Sucralose là một chất tạo ngọt nhân tạo được làm từ đường sucrose. Chất tạo ngọt này ngọt hơn đường kính trắng khoảng 600 lần nhưng chứa rất ít calo. Trên thị trường, nó được biết với nhiều tên thương mại khác nhau như Splenda, Cukren, Nevella và SucraPlus.
Sucralose không hề tác động đến đường trong máu và được cơ thể hấp thu rất ít. Ưu điểm của nó là không bị biến mùi hay mất đi độ ngọt ở nhiệt độ cao. Nên có thể dùng đầu tay cho đồ ăn, đồ uống nóng.

2.4. Đường Acesulfame K
Đường Acesulfame K ngọt gấp 150 lần đường tự nhiên ở điều kiện bình thường. Tuy nhiên, đường thường có vị đắng nên khi sản xuất, người ta thường kết hợp acesulfame potassium với các loại đường khác để bớt đi vị đắng của nó. Loại đường này chịu được nhiệt nên dùng được trong nấu ăn. Hiện nay có hơn 90 công trình nghiên cứu xác nhận Acesulfame K là an toàn sử dụng.
Nhược điểm của loại đường này có thể gây tăng cân, tuy nhiên vẫn cần nhiều bằng chứng ngược lại. Theo FDA, lượng đường Acesulfame K một người có thể hấp thụ hàng ngày là 15 mg/kg trọng lượng cơ thể. Nghĩa một người nặng 60 kg thì lượng đường sucralose tiêu thụ không nên vượt quá 900 mg.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN