AMONIAC LÀ GÌ ? TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG

1. Amoniac Là Gì ? Cấu Tạo Phân Tử

1.1 Amoniac là gì ?

Amoniac là một hợp chất vô cơ của nitơ và hydro, công thức hóa học là NH3. Hợp chất này là chất khí không màu có mùi hăng, tan nhiều trong nước. Đây là một chất khí độc ở điều kiện tiêu chuẩn, còn khi ở dạng dung dịch NH4OH là một dung dịch bazơ yếu, dễ phân hủy thành khí NH3 và nước.

1.2 Cấu tạo phân tử Amoniac

Cấu tạo phân tử NH3
Cấu Tạo Phân Tử Amoniac

2. Tính Chất Vật Lý Và Hóa Học Của Amoniac

2.1 Tính chất vật lý

NH3 là một chất khí không màu, nhẹ hơn không khí, dễ hóa lỏng và có mùi hắc đặc trưng. Với nồng độ lớn Amoniac có thể gây chết người. Bên cạnh đó Amoniac có độ phân cực lớn, nguyên nhân do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực, do đó nó là chất dễ hoá lỏng.

  • Nhiệt độ sôi – 33,34 độ C (−27,94 độ F)ở áp suất của một bầu khí quyển
  • Đóng băng thành tinh thể trắng ở −77,7 độ C (−107,86 độ F)
  • Dung dịch bão hòa có nồng độ 25% (D = 0,91 g/cm3).

2.2 Tính chất hóa học

  • Tính bazơ yếu: trong dung dịch amoniac có tính bazơ yếu, làm quỳ tím hóa xanh, còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng.
  • Amoniac có thể bị phân hủy bởi nhiệt độ cao, dựa vào phương trình sau minh chứng cho điều này
    2NH3 → N2 + 3H2 N2 + 3H2 → 2NH3
  • Amoniac tác dụng với dung dịch muối sẽ tạo nhiều kết tủa hidroxit kim loại khí tác dụng
  • Tính khử của Amoniac được thể hiện qua các phương trình sau:
    4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O (điều kiện phản ứng là nhiệt độ)
    2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
    4NH3 + 5O2 → 4NO + 6O2 (điều kiện phản ứng là nhiệt độ, pt)
    2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O (điều kiện phản ứng là nhiệt độ)
    2NH3 + CO2 → (NH2)2CO + H2O
  • Ngoài ra Amonic còn có các tính chất hóa học khác như tác dụng với axit tạo thành Muối Amoni

3. Điều Chế Amoniac

Có 2 phương pháp chính để điều chế Amoniac :

  1. Trong phòng thí nghiệm từ muối amoni và dung dịch bazơ
    2NH4Cl + Ca(OH)2 → 2NH3 + CaCl2 + 2H2O (Điều kiện phản ứng là nhiệt độ)
  2. Trong công nghiệp người ta sản xuất Amoniac 90% theo phương pháp Haber-Bosch, với N2 từ không khí và H2 từ khí Metan và nước
    CH4 + H2O < == > CO + 3H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ cao)
    N2 + 3H2 < == > 2NH3 (ΔH = –92 kJ/mol)
    Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác để điều chế NH4 trong công nghiệp như công nghệ Brown & Root và công nghệ Krupp Uhde…
Điều Chế Amoniac

4. Ứng Dụng Của Amoniac

Dùng làm phân bón: khoảng 83% Ammoniac lỏng được dùng làm phân bón vì trong các hợp chất Ni-tơ đều có nguồn gốc từ NH3. Là nguyên tố rất cần thiết cho cây trồng.

Làm thuốc tẩy: trong các hộ gia đình người ta pha dung dịch Ammoniac và nước làm chất tẩy rửa cho nhiều bề mặt. Nhất là các sản phẩm thủy tinh, gốm sứ và thép không gỉ.

Trong ngành công nghiệp chế biến gỗ Amoniac giúp làm màu sắc gỗ đẹp hơn so với gỗ tự nhiên

Ứng Dụng Ammoniac
Ứng Dụng Của Ammoniac Trong Chế Biến Gỗ

Đối với ngành công nghiệp dầu khí NH4 đóng vai trò trung hòa acid, thành phần của dầu thô và bảo vệ các thiết bị khỏi bị ăn mòn.

Trong ngành dệt may Amoniac có vai trò chủ đạo trong tiền xử lý len. Nó được sử dụng để điều trị bông, cung cấp cho một tài sản kiềm bóng sử dụng chất kiềm

Nếu cần mua amoniac bạn có thể tham khảo tại Amoniac

5. Tác hại của Amoniac Và Cách Xử Lý Cho Từng Trường Hợp

Với nồng độ đậm đặc Amoniac là hóa chất nguy hại đến sức khỏe con người, được phân chia thành các trường hợp như sau:

  1. Hít phải sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng. Khiến cho suy hô hấp nhanh chóng, phá hủy đường thở vì Amoniac có tính ăn mòn.
    Cách xử lý: nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí, tránh tụ tập đông người và giải phóng áo quần trên người nạn nhân.
  2. Tiếp xúc trực tiếp sẽ làm ảnh hưởng đến da, mắt, họng, phổi có thể bỏng nặng. Thậm chí gây mù và nặng hơn là tử vong.
    Cách xử lý rửa sạch vùng da dính hóa chất, rửa mắt sạch với nhiều nước.
  3. Nuốt phải: Khi lỡ nuốt phải Amoniac đậm đặc sẽ gây bỏng niêm mạc miệng, tiếp đến sẽ là cổ họng và dạ dày sẽ tổn thương nghiêm trọng, gây cho bệnh nhân khó chịu, nôn mữa…
    Cách xử lý súc miệng bằng nước sạch, uống 1 đến 2 cố sữa ngay sau đó
    Nếu các cách sử trí trên không mang lại hiệu quả thì nhanh chóng đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được khử độc kịp thời nhanh chóng…
Tác hại của NH3

6. Phương Pháp Bảo Quản Và Vận Chuyển NH3 An Toàn

6.1. Lưu ý khi bảo quản NH3

Không nạp NH3 lỏng đầy quá 80% thể tích thiết bị chứa dựng, bình chứa phải có nhãn mác rõ ràng.

Cần được lưu trữ NH3 ở những nơi khô ráo, thoáng mát, riêng biệt và thông gió tốt, tránh xa nơi có thể gây cháy. Tránh nhiệt, độ ẩm và tránh xa các vật tương khắc.

6.2. Cách vận chuyển NH3 an toàn

Với NH3 ở dạng dung dịch amonia, hoặc amonia lỏng thì nên chứa trong bồn lỏng và vận chuyển bằng xe ô tô, có mái che, thành xe chắc chắn.

Không được chở cùng với người hay các vật liệu dễ cháy. Bình chứa phải được xếp ở tư thế đứng một lượt, giữa các bình phải có đệm lót.

Bốc xếp các bình chứa một cách nhẹ nhàng, không để sản phẩm ở những nơi có nhiệt độ cao.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post