Acid Boric Là Gì ? Đây là một axit yếu của bo. Nó được thêm vào sản xuất nhiều trong các sản phẩm dược mỹ phẩm. Vậy thực tế, acid boric dùng để làm gì trong các sản phẩm này ? Tính chất của acid boric ra sao ? Một số chị ưa chuộng dùng mỹ phẩm cần nên tìm hiểu rõ tính chất và các tác dụng, cũng như liều lượng sử dụng của hóa chất này. Nhằm có cách sử dụng đúng đắn, an toàn và tối ưu hóa tác dụng của nó. Để giải đáp thắc mắc, xin mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Acid Boric Là Gì ?
Acid boric hay còn được gọi là axit boric. Hoặc với những tên gọi khác như: Orthoboric acid, Boracic acid, Optibor, Borofax,… Công thức hóa học là H3BO3 hoặc B(OH)3. Đây là một axit yếu của bo. Chúng còn được biết đến
Trong tự nhiên, axit này có trong các vùng có núi lửa nhất định. Nó trộn lẫn với hơi nước trong các khe nứt đất, trong nước biển, thực vật và nhất là trong các loại trái cây. Đặc biệt, nó có mặt trong thành phần cấu tạo ở một số khoáng vật như borax, boracit…Hoặc Axit boric có thể được điều chế bằng cách cho borax phản ứng với một axit khoáng (axit clohydric,…). Hay H3BO3 cũng có thể được tạo ra như một sản phẩm phụ của thuỷ phân trihalides boron và diborane.
1.1. Tính chất
- Acid boric tồn tại ở dạng các tinh thể không màu hoặc bột màu trắng. Ở dạng khoáng vật, nó được gọi là sassolit.
- Độ hòa tan trong các dung môi khác: Tan được trong rượu mạch ngắn, tan vừa phải trong pyridin, ít tan trong axeton
- Hòa tan được trong nước.
- Khối lượng riêng: 1,435 g/cm3
- Điểm nóng chảy: 170,9 °C (444,0 K; 339,6 °F)
- Điểm sôi: 300 °C (573 K; 572 °F)
2. Acid Boric Có Tác Dụng Gì ?
2.1. Trong dược phẩm và mỹ phẩm
Trong dược phẩm và mỹ phẩm, hóa chất acid boric được dùng trong các giải pháp ống kính tiếp xúc. Hoặc được dùng trong thuốc khử trùng mắt, biện pháp âm đạo, bột em bé, các chế phẩm chống lão hóa,…Nó đóng vai trò là chất bảo vệ da để giảm đau, giảm khó chịu trong trường hợp da bị nứt nẻ, nổi ban, da khô. Hoặc hỗ trợ những chỗ da bị cọ sát, cháy nắng, rát do gió, côn trùng đốt hoặc các kích ứng da khác.
H3BO3 được dùng để sát khuẩn nhẹ trong viêm mi mắt. Axit Boric có tính kháng sinh nhẹ chống nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn. Ở dạng dung dịch, acid boric làm dịu mắt bị kích ứng, và loại bỏ dị vật như bụi trong mắt. Bên cạnh đó, hóa chất này còn điều trị nhiễm nấm trên bề mặt. Điều trị tại chỗ bệnh da, nhưng ít được dùng hơn. Dùng sát trùng răng, miệng và vết thương và phòng viêm tai.
2.2. Trong công nghiệp
Trong công nghiệp, acid boric được dùng trong sản xuất sành sứ, men, thuỷ tinh, da, thảm, xi măng,… Và còn được dùng trong in ấn, sơn, nhuộm, sản xuất phân vi lượng chứa bo, thuốc trừ sâu, vi mạch điện tử,…Ngoài ra, axit boric còn được dùng làm chất bảo quản thường dùng trong gỗ và sợi.
Hóa chất H3BO3 ứng dụng trong việc chữa lửa. Nhờ vào khả năng ức chế sự giải phóng khí dễ cháy do đốt các vật liệu xenluloza, giải phóng nước liên kết hóa học để giảm thiểu quá trình đốt cháy. H3BO3 trong các nhà máy hạt nhân dùng để khống chế tốc độ phân hạch của urani. Acid boric cũng là hoá chất ban đầu để tổng hợp về chế tạo nên các hợp chất khác.
3. Liều Lượng Và Cách Dùng An Toàn
Trước khi sử dụng acid boric, các bạn cần lưu ý cần phải mang bảo hộ cá nhân như tấm chắn mắt, mặt nạ hạt toàn mặt, găng tay. Bởi vì nếu nuốt hoặc hít phải một số lượng lớn axit boric sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, Axit boric cần được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo. Đặc biệt phải tránh ánh nắng trực tiếp và tránh các hoá chất có mùi nặng.
3.1. Liều lượng
Đối với người lớn, dung dịch Acid boric dùng để rửa mắt hoặc bôi vào mi mắt không quá 1 – 2 lần/ngày. Cách dùng: Dùng một cốc rửa mắt để đưa dung dịch vào mắt. Chú ý tránh để nhiễm bẩn vành và mặt trong của cốc. Để rửa mắt bị kích ứng và để loại bỏ vật lạ trong mắt, đổ dung dịch đầy thể tích cốc, rồi áp chặt vào mắt. Đầu hơi nghiêng về bên mắt rửa, mắt mở rộng, đảo nhãn cầu để đảm bảo cho mắt được ngâm kỹ với dung dịch rửa. Cốc rửa mắt phải tráng với nước sạch ngay trước và sau khi sử dụng. Có thể dùng bơm tiêm 20 ml với kim đầu tù hút dung dịch Acid boric rửa mắt trong các trường hợp bị bỏng do kiềm. Lưu ý: Nếu dung dịch Acid boric rửa mắt bị biến màu hoặc vẩn đục, phải loại bỏ.
Người lớn khi bôi lên da ngoài da nên dùng thuốc mỡ 5%, 3 – 4 lần/ngày. Còn điều trị nhiễm nấm bề mặt, chỉ cần bôi một lớp mỏng thuốc mỡ 0,5 – 5%. Ngày 2 lần vào buổi sáng và tối hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Lưu ý để dung dịch Acid boric rửa mắt xa tầm với của trẻ em. Không nên dùng thuốc mỡ bôi ngoài da cho trẻ dưới 2 tuổi.
3.3. Acid boric có độc không ? Những triệu chứng khi nhiễm độc
Đây cũng được xem là axit có tính độc nếu không được sử dụng đúng cách. Chính vì thế trong quá trình sử dụng cần hết sức lưu ý. Nếu bạn sử dụng quá liều lượng, sai cách thì có thể dẫn đến nhiễm độc acid boric. Một số triệu chứng khi nhiễm độc axit boric như nôn mửa. Chất nôn mửa có màu xanh – xanh lá cây. Kèm theo đó là tiêu chảy, phát ban và da có màu đỏ tươi.
Một số triệu chứng khác có thể có như hôn mê, sốt, co giật, vẩy, bong trốc da. Khi gặp các triệu chứng trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN