Đánh Bóng Kim Loại Và Những Kiến Thức Cần Biết

Đánh bóng kim loại là giai đoạn quan trọng trong một số ngành công nghiệp cơ khí sản xuất. Công đoạn này đòi hỏi độ chính xác và tính thẩm mỹ cao. Viêc đánh bóng không chỉ giúp loại bỏ những khuyết điểm của sản phẩm mà còn tăng độ sáng mịn của bề mặt kim loại, hợp kim hay những vật liệu cứng khác.

Mục đích của việc đánh bóng kim loại là làm tăng tính hoàn thiện cho các sản phẩm kim loại. Từ đó giúp nâng cao giá trị của sản phẩm. Việc đánh bóng này không hề đơn giản vì nó phải trải qua những quy trình chuẩn mực thì sản phẩm mới có thể đạt được tiêu chí đề ra. Trong bài viết này, hãy cùng Hóa Chất Trần Tiến tìm hiểu về công đoạn này và những quy trình của nó như thế nào nhé !

1. Đánh Bóng Kim Loại Là Gì ?

Đánh bóng kim loại là cách để làm cho độ bóng bề mặt kim loại sáng lên, tăng tính hoàn thiện và thẩm mỹ cho các sản phẩm kim loại. Từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm hơn. Độ bóng của kim loại khi đạt được mức độ cao nhất về tính thẩm mỹ là làm cho nó đạt đến mức độ phản chiếu như gương soi.

Đây là công đoạn hoàn thiện bề mặt kim loại trước khi đưa vào quá trính xi mạ. Kim loại sau khi gia công thô có kích thước, bề mặt chưa đủ độ bóng theo yêu câu. Do đó, cần phải qua khâu xử lý đánh bóng.

Sản phẩm tạo ra sau quá trình đánh bóng sẽ đạt tính thẩm mỹ cao. Không còn khiếm khuyết, nâng cao được giá thành cũng như tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của những thiết bị, máy móc, dụng cụ, thị trường đánh bóng, xử lý bề mặt kim loại cũng được yêu cầu khắt khe hơn. Đi cùng với sự phát triển hiện đại, tiên tiến của máy móc thì sản phẩm cần đáp ứng chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra. Các sản phẩm làm từ kim loại được đánh bóng nhôm, đánh bóng sắt, đánh bóng thép,…được xử lý, tạo hình sáng bóng, không bị oxy hóa bởi thời gian hay điều kiện thời tiết.

Nếu quan tâm sản phẩm tẩy rỉ sét kim loại bạn có thể tham khảo thêm tại Tẩy Rỉ Tẩy Trắng Kim Loại

Đánh Bóng Kim Loại Khái Niệm
Đánh Bóng Kim Loại Giúp Sản Phẩm Đạt Chuẩn Chất Lượng

2. Tìm Hiểu Về Các Phương Pháp Đánh Bóng Kim Loại

2.1. Đánh bóng quay

Đánh bóng quay là công nghệ quay bóng dùng để xử lý bề mặt trước khi mạ những chi tiết nhỏ. Để thực hiện phương pháp đánh bóng kim loại này, người ta cho những chi tiết nhỏ cần xử lý cùng với hạt mài, nước, chất hóa học (kiềm hoặc axit) vào trong thùng quay chuyên dùng. Trong quá trình quay bóng sinh ra sự ma sát giữa hạt mài và chi tiết và giữa các chi tiết với nhau. Do đó, có thể tẩy dầu, tẩy gỉ, góc cạnh bị mài tròn. Nhờ đó làm giảm độ thô bề mặt, thay thế mài bóng và đánh bóng.

Tính hiệu quả của phương pháp quay bóng phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, tốc độ quay của thùng, hạt mài, tinh chất dung dịch, nguyên liệu và hình dáng sản phẩm.

Đánh Bóng Kim Loại Quay
Máy Đánh Bóng Quay

2.2. Đánh bóng rung

Đánh bóng rung là phương pháp đánh bóng kim loại được phái triển trên cơ sở đánh bóng thùng quay. Khi đánh bóng rung, chi tiết được dưa vào thùng dạng ống lò xo hoặc thùng dạng hình bát, động cơ rung làm cho thùng. Phương pháp này nhờ vào những rung động trái, phải, lên, xuống, tạo ra ma sát giữa hạt mài và chi tiết.

Hiệu quả của phương pháp đánh bóng rung được quyết định bởi tần số rung và biên độ rung. Hiệu quả đánh bóng rung cao hơn nhiều so với quay bóng. Đánh bóng rung có thể gia công những chi tiết có kích thước lớn, nhỏ đều được. Nhưng những kim loại có kích thước nhỏ sẽ phù hợp hơn. Có thể kiếm tra chất lượng bề mặt trong quá trình gia công.

Đánh Bóng Kim Loại Rung
Máy Đánh Bóng Rung

2.3. Đánh bóng kim loại bằng hóa học

Để thực hiện phương pháp này, người ta đưa sản phẩm vào trong dung dịch thích hợp. Những chất hóa học trong dung dịch sẽ giúp đánh bóng bề mặt kim loại. Đánh bóng hóa học không cần nguồn điện và giá treo.

Phương pháp này có thể đánh bóng những sản phẩm phức tạp, mang lại hiệu quả cao. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian sử dụng ngắn. Ngoài ra, điều chỉnh dung dịch cũng sẽ khó khăn. Có nhiều khí độc hại, khó khống chế chất lượng đánh bóng. Đánh bóng hóa học thường được dùng để gia công những sản phẩm kim loại trang trí.

2.4. Đánh bóng điện hóa

Đánh bóng điện hóa là quá trình đánh bóng chi tiết ở anot, trong một dung dịch đặc biệt. Đánh bóng điện hóa giúp xử lý bề mặt trước khi mạ, gia công tinh lóp mạ hoặc gia công kim loại loại độc lập. Khi đánh bóng điện hóa, chi tiết kim loại là anot, catot hoặc thép không gỉ.

Khi có điện, trên bề mặt kim loại sẽ hình thành một lớp màng, điện trở cao. Ở bề mặt lồi, mật độ dòng điện lớn, kim loại hòa tan nhanh. Ở bề mặt lõm, mật độ dòng điện thấp, kim loại hòa tan chậm.

Đánh bóng điện hóa nâng cao hệ số phản quang bề mặt. Cách này thường được dùng để gia công tinh chi tiết kim loại…

Đánh Bóng Điện Hóa

3. Quy Trình Đánh Bóng Kim Loại

Đánh bóng kim loại chuẩn sẽ phải trải qua 3 bước: Đánh thô, đánh trung và đánh tinh. Tùy theo yêu cầu về độ nhẵn mịn, bóng sáng, sản phẩm sẽ được đánh bóng bằng cách lựa chọn các bước khác nhau.

3.1. Đánh bóng thô

Là công đoạn mài phá, loại bỏ các khuyết điểm như bavia, cạnh gồ trên bề mặt kim loại. Loại bỏ bavia chủ yếu sử dụng máy đánh bóng kim loại như máy xóc rung, máy lồng quay… Kết hợp chúng với các vật liệu mài mòn như đá và các dung dịch đánh bavia chuyên dụng. Các khuyết điểm như mụn sần, cạnh gồ thì cần mài mòn để đạt độ nhẵn mịn nhất định. Đối với các khuyết điểm này nên dùng bánh mài keo cát hoặc nhám giáp thô để xử lý. Tuy nhiên, sản phẩm thu được sau quá trình đánh thô chưa thể đem đi đánh bóng tinh ngay được. Cần phải xử lý chúng qua bước đánh bóng trung.

Đánh Bóng Kim Loại Thô
Bước Đánh Bóng Thô

3.2. Đánh bóng trung

Là công đoạn làm mịn, nhẵn các vết xước tạo ra ở bước đánh thô. Công đoạn này giúp sản phẩm đạt độ nhẵn mịn đồng đều trước khi qua bước xử lý đánh bóng tinh. Xử lý trong công đoạn này bằng các loại bánh vải. Đánh bóng trung sử dụng vật liệu nỉ hoặc xơ dừa lắp cùng máy 2 đầu trục để phớt trực tiếp.

Bước đánh bóng trung này thường được kết hợp ngay sau bước đánh bavia. Người ta ít khi tách chúng ra làm 2 công đoạn riêng biệt.

3.3. Đánh bóng tinh

Là công đoạn đánh bóng cuối cùng để đạt được độ bóng cho bề mặt sản phẩm. Với bước này, người ta chủ yếu sử dụng các loại bánh vải mềm kết hợp với sáp. Sự kết hợp này để giúp bề mặt sản phẩm trở nên bóng sáng đẹp mắt. Bánh vải được đánh bóng lắp vào các loại máy mài cơ. Sau đó, tiến hành mài cho đến khi sản phẩm đạt độ bóng đúng theo yêu cầu.

Đánh Bóng Kim Loại Tinh
Bước Đánh Bóng Tinh

4. Ứng Dụng Đánh Bóng Kim Loại

Đánh bóng kim loại được xem như một ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng đối với bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Nhờ có công đoạn đánh bóng mà sản phẩm tạo ra đạt tính thẩm mỹ cao. Không còn khiếm khuyết, nâng cao giá thành, tính cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.

Trước đây, việc đánh bóng thường được làm theo cách thủ công. Không có máy móc phụ trợ nên sản lượng thu được ít. Không những thế còn tốn nhiều thời gian và chi phí thuê nhân công đánh bóng. Hiệu quả đạt được lại không cao. Kể từ khi có sự xuất hiện của các loại máy móc hiện đại, sản lượng đánh bóng tăng lên đáng kể. Từ đó rút ngắn được thời gian đánh bóng, thuận tiện hơn cho công việc sản xuất.

Bài viết vừa chia sẻ cho các bạn biết về khái niệm đánh bóng kim loại cũng như các phương pháp, quy trình trong công đoạn này. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nó. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của chúng tôi để học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé !

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *